Cuộc tranh luận Tổng Thống Mỹ 2016 lần 1
Friday, September 30, 2016 22:28
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
10 điểm đáng chú ý trong cuộc tranh luận giữa 2 ứng viên Tổng thống Mỹ
Bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đã đưa chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 bước sang một giai đoạn mới vào tối ngày 26/9.
Hai ứng viên của Đảng Dân chủ và Cộng hoà đã bước vào cuộc tranh luận đầu tiên tại trường đại học Hofstra University ở Long Island, New York và cuộc tranh luận này đã thu hút một số lượng kỷ lục khán giả truyền hình theo dõi.
Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ
Dưới đây là 10 khoảnh khắc đáng chú ý về cuộc tranh luận “nảy lửa” này:
1. Hai bên bắt đầu với một vẻ thân thiện song không tránh khỏi thói châm chọc, mỉa mai
Hillary Clinton và Donald Trump đã không ngừng thoá mạ nhau nhiều tháng trước, song tối qua (26/9) hai ứng viên đã cố gắng khởi đầu bằng một vẻ nhã nhặn, mặc dù trong lòng rất đỗi khinh thường nhau.
Khi bà Clinton bước ra khán đài trong trang phục màu đỏ và ông Trump thắt cravat xanh, hai màu truyền thống của hai đảng, hai bên đã bắt tay nhau và bà Clinton nói “Donald, ông có khoẻ không?”.
Ngay sau khi cuộc tranh luận bắt đầu, ông Trump đã nói đến các thoả thuận thương mại ở nước ngoài: “Song mọi thứ công bằng đối với Ngoại trưởng Clinton” trước khi kìm mình lại và quay lại phía đối thủ nói: “Vâng, được chứ. Tốt. Tôi muốn bà thật sự vui. Điều đó rất quan trọng đối với tôi”.
2. Sớm công kích nhau
Bà Clinton là người công kích trước khi nói đến công việc kinh doanh phát đạt hiện nay của ông Trump thực chất là nhờ vào vay 14 triệu USD của cha để khởi sự kinh doanh bất động sản.
Bà Hillary Clinton, ứng viên Đảng Dân chủ phát biểu trong cuộc tranh luận đầu tiên diễn ra tại trường đại học Hofsta, New York vào ngày 26/9/2016.
“Donald là người rất may mắn trong cuộc sống và đó là tất cả những điều đó đã giúp ích cho ông ta. Ông khởi nghiệp kinh doanh với số tiền 14 triệu USD vay mượn của cha mình và ông ta thực sự tin rằng nếu người giàu càng được giúp đỡ thì chúng ta sẽ khá khẩm hơn và mọi thứ sẽ có được từ đó. Tôi không mua cái đó. Tôi có một trải nghiệm khác”, bà Clinton bình luận trước khi nói về công việc của cha mình là người dệt vải.
Ông Trump đã giải đáp thắc mắc đó hơn là bàn đến lời nhận xét sau đó của bà Clinton về việc ông tin vào học thuyết kinh tế “trumped up, trickle-down” (xây từ nóc). Trump nói: “Cha tôi đã cho tôi vay một số tiền nhỏ vào năm 1975 và tôi đã xây dựng thành một công ty trị giá nhiều, nhiều tỉ đô”.
3. Liên tục mỉa mai nhau về vấn đề thương mại
Các cử tri Mỹ đã chứng kiến thời điểm kịch tính đầu tiên của cuộc tranh luận khi hai ứng viên đấu khẩu về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trump buộc tội Clinton ủng hộ TPP, hiệp định thương mại giữa Mỹ và 11 nước thuộc vành đai Thái Bình Dương. Trump châm chọc nói: “Và bây giờ bà muốn phê chuẩn TPP. Bà đã hoàn toàn ủng hộ thoả thuận thương mại này”.
Clinton công kích lại: “Điều đó là không chính xác. Tôi đã phản đối hiệp định này ở vòng đàm phán cuối cùng và các điều khoản đã được đề ra”
Sau đó, Trump nhắc đến cụm từ “tiêu chuẩn vàng của các thỏa thuận thương mại” mà bà Clinton đã từng nói về TPP.
Clinton đáp lại: “Donald, tôi biết ông là người sống với thực tế của riêng mình song đó không phải là sự thực”.
Khi còn là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Obama, bà Clinton đã tích cực ủng hộ hiệp định này. Phát biểu tại Úc vào ngày 15/11/2012, bà Clinton nói: “TPP đề ra chuẩn mực vàng trong các thoả thuận thương mại để mở ra thương mại tự do, minh bạch và công bằng, một dạng môi trường có pháp trị và một sân chơi bình đẳng”. Tuy nhiên, bà Clinton đã phản đối thoả thuận này vào tháng 10 năm ngoái và cho biết “điều tôi biết về nó là từ nay tôi không còn ủng hộ những gì tôi đã biết về nó”.
4. Trump hỏi: “Tại sao không”, đổ lỗi tất cả những vấn đề trên thế giới cho bà Clinton.
Chỉ chưa đầy 30′ trước khi bước vào cuộc tranh luận, Trump đã “bám đuổi” Clinton, công kích bà về nhiều vấn đề như thương mại, ISIS, thuế, kinh tế v.v… Clinton châm biếm nói: “Tôi có linh cảm cuối buổi tối ngày hôm nay tôi sẽ bị đổ lỗi vì tất cả những gì đã từng xảy ra”.
Trump không để lỡ cơ hội và nói với đối thủ: “Tại sao lại không?”.
Clinton đáp lại: “Tại sao không? Tại sao không? Ông chỉ tham gia tranh luận bằng cách nói những điều điên khùng hơn. Bây giờ, hãy để tôi nói điều này…”.
Trump nói xen vào: “Chẳng có gì là điên khùng khi nói về vấn đề sao không để cho các công ty Mỹ đem tiền quay trở lại nước mình” trước khi người điều tiết cuộc tranh luận nhắc nhở ông Trump: “Đây là hai phút của ngoại trưởng Clinton”.
5. Trump bị công kích vì không công bố thuế thu nhập
Trump đấu khẩu với đối thủ Đảng Dân chủ về quyết định không công bố thuế thu nhập cá nhân.
![]() |
Ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump
|
Trump nói: “Tôi không sợ công bố. Tôi đang trong quá trình kiểm toán và thuế thu nhập cá nhân của tôi sẽ được công bố”.
Sau đó, Trump “xoáy” quanh vụ scandal về máy chủ email cá nhân của Clinton: “Tôi sẽ công bố thuế thu nhập cá nhân theo ước muốn luật sư của tôi khi bà vui lòng công bố 33.000 email của mình đã bị xoá”.
Clinton đáp lại “Tôi nghĩ các bạn vừa thấy một ví dụ khác về “thả mồi bắt bóng” ở đây. Trong 40 năm qua, bất cứ ai tham gia tranh cử tổng thống đều công bố thuế thu nhập cá nhân. Bạn cần hỏi chính mình: Tại ông ta không công bố thuế thu nhập cá nhân? Có thể ông ta không muốn tất cả người dân Mỹ, tất cả những người theo dõi buổi tối hôm nay, biết rằng ông ta không đóng góp gì vào quỹ thuế liên bang”.
6. Vấn đề giấy khai sinh xuất hiện trên sàn diễn
Người điều tiết cuộc tranh luận Lester Holt hỏi Trump “điều gì khiến ông phải mất nhiều thời gian đến thế?” để công nhận rằng Tổng thống Obama sinh ra trên đất Mỹ.
Ban đầu, Trump chỉ trích rằng hai trợ lý của Clinton là những người đầu tiên đã “dòm ngó” vấn đề giấy khai sinh của Tổng thống Barack Obama trong cuộc tranh cử năm 2008 và sau đó Trump cho biết ông “đã tin” khi Tổng thống Obama công khai giấy chứng nhận khai sinh của mình.
Ông Holt lưu ý rằng Tổng thống Obama đã công bố giấy khai sinh của mình vào năm 2011 song ông Trump tiếp tục hoài nghi về tính xác thực của của nó cho đến năm 2015.
Trump nói: “Không ai thúc ép về vấn đề này, không ai quan quan tâm nhiều về vấn đề đó” khi ám chỉ về quãng thời gian nhiều năm kể từ khi giấy khai sinh của Tổng thống Obama được công bố cho đến tháng này Trump mới thừa nhận Tổng thống Obama sinh ra tại Mỹ. “Tôi cũng đoán là ông dĩ nhiên muốn đặt câu hỏi này tối nay. Song không ai quan tâm nhiều về vấn đề này. Song tôi là người giúp Tổng thống đưa ra giấy khai sinh và tôi thiết nghĩ tôi đã làm một việc tốt”.
7. Clinton bào chữa về việc tạm gác công tác đi vận động tranh cử để chuẩn bị cho cuộc tranh luận.
Khi đề cập về vấn đề tội phạm ở các thành phố trong nước, Trump nói :”Tôi đã có mặt hầu khắp mọi nơi, còn bà quyết định ở nhà”. Trump đả kích Clinton vì đã dừng vận động tranh cử trong những ngày gần đây để chuẩn bị cho cuộc “so găng” tối qua.
Clinton nói: “Tôi nghĩ Donald vừa chỉ trích tôi chuẩn bị cuộc tranh luận này. Đúng, tôi đã chuẩn bị. Và bạn biết tôi còn chuẩn bị gì nữa không? Tôi chuẩn bị trở thành tổng thống. Và tôi nghĩ đây là điều tốt”.
Trong suốt cuộc tranh luận, Clinton đã cố gắng phơi bày chân dung Trump là người không có chuẩn bị và không sẵn sàng làm công việc vất vả để trở thành tổng thống. Bà cũng đáp lại lời công kích của ông Trump và cho biết bà không phải đi vận động nhiều như ông ta vì bà không có sự đeo bám dai dẳng như ông ta.
8. Phương án “Kiểm tra đột xuất” trở thành điểm thảo luận lớn
Chủ trương mà ông Trump ủng hộ “stop and frisk” (kiểm tra đột xuất), một phương án trước đây gây nhiều tranh cãi của Cục Cảnh sát New York, đã được đề cập nhiều trong suốt cuộc tranh luận.