Xét lại vai trò của Trần Quốc Tuấn
Thursday, August 11, 2016 18:04
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Ni kịch Trần Quốc Tuấn
Trên trang hải ngoại nọ, có câu đối độc đáo, không đề tên tác giả:
地轉我越種居北方,歐洲境內無蒙騎樅橫千萬里;
Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý;
(Đất Việt mà dời sang phương Bắc, cõi Âu châu đã không có kỵ binh Mông Cổ tung hoành vạn dặm)
天生此良材於宋室,中國史前免元朝都護一百年。
Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung quốc sử tiền miễn Nguyên triều đô hộ nhất bách niên.
(Trời sinh tài lành này vào nhà Tống, lịch sử Trung Hoa trước đây đã khỏi phải quân Nguyên đô hộ cả trăm năm).
Câu đối không nêu tên nhân vật, nhưng nghe qua ai cũng đoán được, chính là vịnh Trần Quốc Tuấn, tức Hưng Đạo đại vương. Theo đó mà suy thì dân tộc ta thật may mắn mới sản sinh được bậc thần tướng lỗi lạc dường ấy, nhưng ấy cũng là vận rủi cho đại vương vì phải thác sinh vào đất nước này; giá sinh ra ở Tây Tàu, hẳn công nghiệp ngài còn rạng rỡ không biết ngần nào. Thế kỷ XXI, Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu… danh tướng rồi chăng?
Những lời ca ngợi Thánh Trần thật đã tràn lan xích đạo. Nếu ví Hưng Đạo vương như con rồng thần, thì mây vờn ngũ sắc huyền ảo che phủ mình rồng còn dày hơn cả vảy thực của rồng. 700 năm qua là hơn 30 thế hệ, hết lớp này đến lớp khác liên tục thay nhau vun đắp bát hương cho hình tượng Thánh Trần, mấy ai ngậm ngùi cùng bi kịch lớn của đời ông.
Xuôi theo dòng “lịch sử” Đại Việt, người ta thường lấy làm dễ chịu, vì được thỏa mãn tự ti: dân tộc ta tuy nhược tiểu nhưng được cái là cha ông vĩ đại mã thượng anh hùng. Tán dương ông bà tổ tiên là nguồn chủ đạo cho cảm hứng hoài niệm oai phong rần rật trong huyết quản cộng đồng, mà hình tượng Trần Quốc Tuấn là một minh chứng. Trong bài viết này, tôi thử lật ngược lại để đặt ra vài nghi vấn, xem thử “lịch sử” đã ngụy tạo cho nhân vật Trần Hưng Đạo đến mức nào. Và không viết thì thôi, đã viết là viết cho cạn ý mình nghĩ và suốt mắt mình nhìn, tôi sẽ không quanh co vị nể, hi hi!
Tài liệu tôi lấy làm căn cứ phân tích là Đại Việt sử ký toàn thư, vì nó là văn bản gốc, các “sách sử” khác đều là dựa theo Toàn thư mà tát nước theo mưa, thêu dệt thêm hoa lá cành[1] mà thôi.
I. Thân thế:
Đây là căn nguyên chính của bi kịch. Quốc Tuấn (1228-1300) là con Trần Liễu, Liễu là anh ruột của Trần Cảnh (tức Trần Thái tôn). Trần Thủ Độ lập mưu cho Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng làm vợ để soán ngôi nhà Lý, năm ấy (1225), Cảnh chỉ mới 8 tuổi. 12 năm sau (1237), Trần Cảnh đã 20 vẫn không con, Thủ Độ lại cho Trần Cảnh lấy vợ của Trần Liễu là Thuận Thiên[2] lúc ấy đã có mang 3 tháng, “để làm chỗ dựa về sau” (Toàn thư).
Bị cướp vợ, Trần Liễu nổi giận dấy binh làm loạn, khiến nhà vua phải lo sợ kéo theo cung phi lên Yên Tử. Cuộc tạo phản thất bại, những người hùa theo đều bị giết, riêng Trần Liễu được vua đích thân đứng ra che chở.
Sử ghi: Trần Liễu ôm mối hờn mất vợ không nguôi, “cho nên tìm người tài giỏi khắp bốn phương để dạy cho Quốc Tuấn”, đây là một câu vu khoát viết khơi khơi, những “người tài giỏi” có thể đào tạo nên bậc đại anh hùng dường kia há phải vô danh, tại sao không liệt kê ra đặng? Huống chi, sau cuộc nổi loạn của cha, Quốc Tuấn khoảng 10 tuổi đã phải về ở với người cô là Thụy Bà công chúa. Trần Liễu khi ấy lo thân mình chưa xong, có thể lo đến việc dạy dỗ con sao? Và ai cả gan phò Liễu để dạy Tuấn nữa, khi trước đó đã có tấm gương bọn theo Liễu đều bị tru lục?
Có lẽ do ỷ mình là con bậc thân vương, có mẹ nuôi là công chúa; lại thêm tấm gương tiền nhân trước kia từng hiếp dâm được ngầm khích lệ[3], nên Quốc Tuấn buông tuồng tự tác, tư thông với công chúa Thiên Thành, ngang nhiên cướp vợ người.
Đó là việc xảy ra khi Quốc Tuấn đã ngoài 20. Nguyên vua có cô em ruột là Thiên Thành, cho ở trong dinh của Nhân Đạo vương. Rằm tháng Giêng Tân Hợi [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 20 (1251), vua mở hội lớn bảy ngày đêm, định làm lễ cưới cho Thiên Thành với Trung Thành vương (con của Nhân Đạo vương – Toàn thư không ghi rõ họ tên hai cha con vị vương này). Quốc Tuấn bèn lẻn vào dinh chú rể, chui vô buồng cô dâu để động phòng. Đã đành đây là việc trai gái thuận tình, nhưng nếu thật lòng yêu, sao trước đó Quốc Tuấn không hỏi xin nàng, mà phải đợi trước ngày cưới mới bày trò trên bộc trong dâu, đến nỗi phải tốn của nhà vua 2.000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để bồi thường cho họ đàng trai?
Và Thiên Thành kia là ai? – Ông nội Quốc Tuấn là Trần Thừa có mấy người con là Thụy Bà (người nuôi Quốc Tuấn), Trần Liễu (thân sinh Quốc Tuấn), Trần Cảnh (Thái tôn), Trần Nhật Hiệu, Trần Bà Liệt, và Thiên Thành. Công chúa Thiên Thành đó chính là cô ruột của Hưng Đạo vương vậy. Về cuộc hôn nhân nội huyết này, sau này nhiều kẻ bao biện, bảo đó là lệ nhà Trần, nên Quốc Tuấn bị ép vào cuộc hôn nhân lạ lùng. Một vị nhân thần sự nghiệp lẫy lừng mà lại chịu “bị ép”, và ép phải lẻn vào nhà chú rể, leo lên giường cô ruột?
Mối hiềm khích giữa chi thứ của Quốc Tuấn với chi đích của vua Trần, dù ông đã được Thái tôn nhân nhượng cưới vợ cho, vẫn khó thể nguôi ngoai, và sẽ trở lại ám vào suốt cuộc đời Hưng Đạo vương.
II. Vai trò:
Năm 1257, một cánh quân lẻ của Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai) chỉ huy xâm nhập nước ta để tìm đường đánh thọc lên Quảng Tây của nhà Tống. Sự kiện này được sử Việt gọi là “Kháng Nguyên lần thứ I”[4].
Trong cuộc chiến đầu tiên với Mông Cổ này, không hề thấy Quốc Tuấn ló dạng, nhưng với ý định gò ép cho trọn vẹn chiến công để tuyên dương, người đời sau thường khiên cưỡng nói lấy được, gọi ông là “anh hùng của ba cuộc kháng chiến”[5]. Trong khi Toàn thư chỉ ghi: “Đinh Tỵ, [Nguyên Phong] năm thứ 7 [1257] (…) Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn”, xong là mất hút, không thấy ông xuất hiện nữa.
Rõ ràng trong đợt này, Quốc Tuấn chẳng hề đóng vai trò gì, Lê Tần mới là nhân vật chính với công hộ giá. Vậy mà Trần Trọng Kim vẫn cãi cố, ráng tưởng tượng thêm rằng khi đó Quốc Tuấn từng ra cản giặc và rút về cố thủ ở Sơn Tây[6]!
Thái tôn Trần Cảnh lúc bấy giờ không thể không nghi ngại ông cháu gọi mình bằng chú này, rất có thể y sẽ thừa cơ có giặc mà trở mặt làm phản. Nguyên do khiến vua nghi ngại là mới năm ngoái đây, em của Tuấn là Trần Doãn đã mưu đào thoát sang Tàu, Toàn thư ghi: “Bính Thìn, [Nguyên Phong] năm thứ 6 [1256] (…) Mùa thu, tháng 7, Vũ Thành vương Doãn đem cả nhà trốn sang nước Tống. Thổ quan Tư Minh là Hoàng Bính bắt lại đưa trả cho ta (Doãn là con Yên Sinh vương do Hiển Từ sinh. Yên Sinh có hiềm khích với vua, đến khi Hiển Từ mất, [Doãn] bị thất thế, nên trốn sang nước Tống). Vua thưởng vàng lụa cho Bính. Do đấy việc giữ phòng quan ải càng thêm nghiêm ngặt”[7]. Ông em vừa bị bắt về tội… vượt biên, thì ông anh bị cách ly điều tra là điều dễ hiểu.
Sau trận đụng độ làm tan tác cả kinh thành, Trần đã biết đá biết vàng, quay đầu thần phục nhà Nguyên, chịu xưng thần, dâng cống phẩm, và để Nguyên đặt một viên chức Toàn quyền xem việc cai trị trên đất nước “nhỏ bằng bàn tay” của mình (lời Trần Anh tôn sau này – Toàn thư, Bản kỷ). Suốt hơn phần tư thế kỷ, Trần chật vật tù túng dưới ách Nguyên triều, cuối cùng đã buộc lòng quyết để kháng.
Suốt thời gian này, trải mấy đời vua, Quốc Tuấn dần được “cất nhắc”, có lần Thánh tôn định phong cho ông chức Tư đồ, nhưng ông từ chối. Toàn thư: