ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,197,505
Stories: 8,391,784
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 20
Khái quát lịch sử nước Anh
Friday, April 1, 2016 18:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8xLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tUnM2NWRIQjhpaGcvVnY2VmRUSXdlN0kvQUFBQUFBQUFjRUkvZlFROXJYRDNPWndNR1E3VzJWMXNlS0dtYnpUbkNtNVZ3L3MxNjAwL3Bpa2VtZW4tYmF0dGxlLXJvY3JvaS0xMjAwLmpwZw==
English Civil Wa-r Battle of Edgehill
Thời kì đồ đá mới và những cư dân đầu tiên (4000TCN – 1500TCN)
Vào khoảng 4000 năm trước Công nguyên (TCN) khi nhiều xứ sở khác còn đang ở thuở “hồng hoang” thì đảo Britain đã in đậm dấu chân người đồ đá mới. Thực ra khi đó Britain chưa phải là đảo như bây giờ, mà vẫn được nối với châu Âu lục địa bằng một dải đất nhỏ. Sau này mực nước biển dâng lên, “cây cầu nối” biến mất và Britain trở thành một hòn đảo như ngày nay. Sự tách biệt này khiến những cư dân nơi đây có một lối sống khá độc lập, đồng thời tránh cho họ khỏi sự quấy nhiễu hay xâm lăng của các bộ lạc khác.
Những người British thuở sơ khai này với những công cụ bằng đá đã để lại cho hậu thế những ngạc nhiên đáng kể. Tất nhiên chưa phải là văn học nghệ thuật bởi những loại hình cao siêu này phải đợi đến giai đoạn sau. Đó mới chỉ là những “sản vật” bằng đá nhưng có giá trị trường tồn và gây kinh ngạc như những ngôi mộ đá cổ, những đồ chế tác và đặc biệt là những công trình tượng đá. Và khi nhắc đến chúng không thể bỏ qua hai công trình tượng đá đồ sộ được bảo tồn cho đến ngày nay, thu hút một lượng khách du lịch không nhỏ hàng năm là Averbury và Stonehenge.
Averbury đã là một kiệt xuất của thời cổ đại, nó không chỉ là một mà là bốn công trình kết nối nhau. Đá được xếp thanh hang đôi nối Averbury với Scanctury, và cạnh đó là Sibury Hill (đồi nhân tạo lớn nhất châu Âu thời tiền sử).
Stonehenge là một công trình còn đáng kể hơn. Có ý kiến cho rằng chỉ riêng mộtStonehenge thôi cũng đủ khiến người Anh tự hào về lịch sử vẻ vang của mình. Tuy nhiên không ai biết Stonehenge được xây dựng để làm gì, có thể là một ngôi đền cho các tu sĩ đạo Xentic hoặc là một cái đìa thiên văn khổng lồ của người cổ đại. Nhưng dù giải thích như thế nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận rằng đó là một công trình cực kì đồ sộ, được sử dụng trong vòng hai nghìn năm, và đến giờ, công trình đang mang lại sự ngưỡng mộ và một không khí trang nghiêm cho du khách đến thăm nơi này.
Avebury 
Stonehenge
Công việc xây dựng Stonehege được bắt đầu vào khoảng 3100 TCN và vẫn tiếp tục được xây dựng đồng thời với việc sử dụng hai nghìn năm sau đó.Thật sự ngạc nhiên là người Anh thời kì này đã xây dựng Stonehenge dùng những khối đá nặng tới…50 tấn, thậm chí nhiều khối đá còn được chuyên chở hàng 240 dặm hiểm trở từ dãy núi Welsh hùng vĩ. Cũng thật kì lạ, người ta đã biết đục mộng hoăch những lỗ mộng (ảnh dưới) để xếp khít các khối đá với nhau trong khi không hề sử dụng bất kì một dụng cụ bằng kim loại nào.
Sau 1100 TCN, không ai lí giải được tại sao Stonehenge lai rơi vào quên lãng rồi dần trở thành phế tích. Đáng tiếc là hàng trăm năm sau công trình này vẫn chỉ là một kho đá khổng lồ cho những người dân địa phương khai thác để làm nhà cửa hoặc đường xá. Mãi đến năm 1918, ý thức được giá trị lịch sử to lớn của Stonehenge chính phủ mới đưa công trình này vào danh sách những công trình đặc biệt cần bảo tồn và trân trọng.
Từ 1500 TCN đến khi La Mã xâm lược
Những gì mà người đồ đá mới đạt được trên đảo Britain là rất đáng khâm phục nhưng về cơ bản đó vẫn chỉ là dấu ấn của một thời kì sơ khai khi đồ ăn chủ yếu vẫn chỉ là thịt thú rừng và những ngôi nhà chỉ là những cái hang hay những túp lều dựng tạm. Phải đến năm 1500 TCN, những cư dân trên hòn đảo nhỏ này mới có những thay đổi cơ bản về thói quen sống, có thể nói là tiến bộ hơn rất nhiều. Họ ngừng xây dựng những nấm mồ, những vòng tròn đá, ngừng sử dụng những công trình cổ xưa như Stonehenge. Thay vào đó, cư dân thời kì này bắt đầu sử dụng những công cụ bằng sắt, lập nông trang trên những cánh đồng lâu bền, có thể sống bằng trồng trọt và toàn thể bộ lạc thường được bảo vệ trong những pháo đài xây trên đồi (hill fort).
Maiden Castle 
Thời gian này cũng đã có hoạt động “giao thương” giữa Britain và lục địa châu Âu, chủ yếu là trao đổi các chất liệu sơ chế như thiếc, bạc, vàng, lấy các đồ gốm, tiền bằng kim loại thậm chí cả nô lệ.
Đảo Britain cổ xưa vẫn bình yên như vậy cho đến đầu thế kỉ thứ một sau công nguyên với nhiều vương quốc nhỏ trong đó không có vương quốc nào nắm giữ quyền lực chủ chốt. Các cư dân nơi này (chủ yếu là người Celts) vẫn mải mê với cuộc sống săn bắn trồng trọt của mình, không hề nghĩ có ngày bị dồn đuổi bởi vó ngựa của kẻ xâm lăngvà trở thành ngoại tộc trên chính quê hương mình.
La Mã đô hộ – sự giao thoa văn hóa đầu tiên.
Có lẽ ai cũng đã nghe nói đến sức mạnh khủng khiếp của đế quốc La Mã thời cổ đai. Trước khi biến Britain thành một tỉnh trực thuộc thì người Roma đã tự đắc với vai trò bá chủ châu Âu từ lâu. Lí do khiến Britain bị “nhòm ngó” muộn hơn các vùng đất khác có lẽ bởi vị trí địa lí khá tách biệt của hòn đảo này, và khi ấy xứ sở sương mù vẫn còn khá “im hơi lặng tiếng”. Tuy nhiên, năm 55 TCN, Julius Xeda nổi tiếng cũng đã từng đem quân đổ bộ lên hòn đảo này định mở rộng lãnh địa cai trị nhưng sau đó vì một số trở ngại lại nhổ neo ra đi, để rồi gần một thế kỉ sau người La Mã mới thiết lập được quyền lực ở xứ sở này.
Mùa hè năm 43, đế quốc La Mã đổ bộ lên đảo Anh với số quân khoảng 4 – 5 vạn. Các bộ lạc trên đảo Britain ở thế yếu không thể chống chọi nổi với đội quân hùng mạnh và thiện chiến ấy, kể cả cuộc khởi nghĩa anh dũng của bộ lạc Iceni. Đến năm 60 thì người Roma đã hoàn toàn đặt ách thống trị lên xứ sở này rồi tiến hành “khai hoá văn minh” cho lãnh địa mình vừa chiếm được. 
Món quà văn minh đầu tiên mà đế quốc La mã huyền thoại tặng cho dân xứ đảo là một hệ thống đường giao thông trên khắp đât nước, hầu hết những con đường ấy đều tồn tại cho đến ngày nay và trở thành những con đường chính yếu.
Món quà lớn tiếp theo là những bức tường thành đồ sộ. Năm 122, khi mở rộng phía lãnh thổ đến tậnScotland, người La Mã đã xây dựng Hadran’s Wall để kiểm soát biên giới, chạy từ Newcatste đếnCarlisle. Ngày nay người ta vẫn nhìn thấy nhiều đoạn của bức tường thành này khi nó chạy ngoằn ngoèo qua vùng đất hoang Northumberland (ảnh bên).
Northumberland Castle
Sau đó người La Mã tiếp tục cho xây dựng nhưng bức tường thành qui mô khác như Antonine Wall vào năm 142 ngang qua Lowland. Tuy nhiên, vào khoảng năm 300, đế quốc La Mã bắt đầu lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Mâu thuẫn giữa triều đình với các lãnh chúa, giữa các lãnh địa với nhau trở nên khó hoà giải. Thêm vào đó là sự tấn công của các bộ lạc “man tộc” liên tiếp xảy ra. Quân đội La Mã tai Anh phải rút dần về chính quốc để đối phó với tình trạng ấy. Nhưng mãi đến năm 410, hoàng đế La Mã Constantine mới chuyển toàn bộ quân đội về nước, vĩnh viễn không bao giờ quay lại xứ sở này. Nhưng vừa vui mừng vì thoát khỏi ách thống trị của ngưòi La Mã, các cư dân bản địa Anh lại rơi ngay vào một nguy cơ xâm lược mới.
Vương quốc Anglo Saxson, sự tấn công của người Viking, nguy cơ xâm lược từ phía người Norman (410- 1066)
Quân đội Roma rút khỏi Anh, hệ thống luật pháp cùng những dấu ấn văn hoá của họ cũng sụp đổ theo. Những người dân xứ đảo bắt đầu xây dựng cuộc sống của mình với mong muốn bình yên. Trở ngại cho ý định ấy của họ là những cuộc tấn công của người Viking (những kẻ vượt biển cướp đất người Xcăngđinavia). Nhăm ngăn chặn những cuộc tân công ấy, hai đô thị Piets và Scots đã đem vào xứ sở sương mù những người lính đánh thuê để bảo vệ họ. Những người lính đánh thuê này thuộc tộc người Anglo và Saxson đến từ Bắc Âu.
12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.