ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,197,505
Stories: 8,391,784
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 20
Ý NghĨa NgÀy GiÁng Sinh
Wednesday, December 23, 2015 20:47
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1OS1prc3BkT2Vzcy9WbnRsOFFEVlNlSS9BQUFBQUFBQWFzay91LWJzbmU2bi1uNC9zMzIwL25hdGl2aXRlLWNocmlzdC5qcGc=
CHÚNG TA ĐÃ BƯỚC VÀO THẾ KỶ 21 TỪ NĂM 1994 :
Gần như không sử gia nào còn nghĩ Đức Ky Tô giáng sinh vào đêm 25 tháng chạp trước thềm năm thứ nhất nữa. Trong bốn bộ Phúc Âm (Mác Cô, Gio-An, Mát-Tê-Ô, và Luca), có hai bộ nói đến sự giáng sinh của Ngài, và cả hai bộ Phúc Âm ấy đều quả quyêt Ngài chào đời trước khi Vua Hérode “Lớn” (Hérode Le Grand) từ trần. Ông Vua này mất năm thứ 4 trước Công Nguyên. Vì thế, cộng thêm với vài lý do khác, người ta nghĩ có lẽ ngày Giáng Sinh của Đức Ky Tô ở vào khoảng từ năm thứ 6 cho đến năm thứ 4 trước Công Nguyên. Giả sử Ngài sinh vào năm thứ 6 trước CN, và giả sử chúng ta phải điều chỉnh niên lịch mà chúng ta đang dùng theo năm sinh thực sự của Ngài, thì chúng ta phải thêm vào số năm hiện hành 6 năm phụ trội. Như thế tức là chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 từ năm 1994 ! 
ĐỨC KY TÔ GIÁNG SINH VÀO NGÀY NÀO ? 
Căn cứ nơi sự kiện các mục đồng nằm ngủ ngoài đồng trong đêm Đức Ky Tô hạ sinh, trước khi được Thiên Thần báo tin để đến viếng thăm Ngài, thì có thể đoán được rằng Ngài không sinh vào một đêm đông lạnh lẽo như người ta thường nghĩ. Thật ra, ngày 25 tháng chạp đã được chọn vì ý nghĩa biểu tượng của nó. Ngày ấy tương ứng với thời điểm ban ngày bắt đầu dài ra, và lấn át trên đêm tối. Theo Ky Tô Giáo, Đức Ky Tô hạ sinh chính là để xé màn tăm tối, đem con người về với ánh sáng, nên sự hạ sinh của Ngài đem đặt vào thời điểm ấy, chính là để nói lên sứ mạng của Ngài nơi trần thế vậy.
Trong thế giới La Mã thời ấy ngày, Giáng Sinh chính là ngày lễ Mặt Trời Bách Thắng (Sol Invictis – “Thái Dương bất bại”), và cũng là ngày lễ Thần Mithra, có biểu tượng là mặt trời. Giáo Hội Nguyên Thủy dùng lại ngày này để mừng Đức Ky Tô hạ sinh. 
ĐỨC KY TÔ SINH Ở ĐÂU ?
Sự kiện Ngài giáng sinh tại Bethléem cũng đặt ra nhiều nghi vấn. Theo Phúc Âm của Lu-Ca thì bố mẹ Đức Ky Tô sinh sống tại Nazareth, cách Bethléem, sinh quán của Ngài, tới bốn ngày đường. Phúc Âm Luca cắt nghĩa sự hạ sinh của Ngài tại Bethléem như sau : 
Vào lúc ấy, một chiếu chỉ của Hoàng Đế La Mã César Auguste bắt toàn thể thần dân trong Đế Quốc phải tham gia vào một cuộc kiểm kê dân số. Tại xứ Palestine, đất nước của Đức Ky Tô, mọi người phải về nơi gốc gác gia đình mình để được kiểm kê. Giu-Se, phu quân của Đức Mẹ, được coi là thuộc dòng dõi vua David, quê tại Bethléem, nên đã phải đem vợ mình đang mang bầu đến Bethléem, làm bổn phận thần dân…thuộc địa ! Thánh Luca nói rõ cuộc kiểm kê dân số ấy xảy ra dưới thời Toàn Quyền Quirinius. 
Ngặt một nỗi là anh Toàn Quyền Quirinius này chỉ đến nhiệm sở vào năm thứ sáu sau Công Nguyên, tức là từ 6 tới 12 năm sau khi Đức Ky Tô giáng sinh. Sự hiện hữu thực sự của cuộc kiểm kê dân số kia quả là rất đáng nghi ngờ, nhất là khi người ta không thể tìm ra nổi bất cứ một tài liệu lịch sử nào khác nói đến một màn kiểm kê vào lúc ấy, mặc dù Luca đã ghi rõ là nó diễn ra “trên toàn khắp thế giới La Mã”, tức là liên hệ đến hàng trăm dân tộc, xứ sở… Nếu thế, thì điều gì dã khiến cho Thánh Giu-Se (Joseph) đang lúc vợ mang bầu, lại rong ruổi đến tận Bethléem, để đến nỗi Đức Ky Tô phải chào đời giữa đường giữa xá ? 
Thêm vào đó, một đoạn Phúc Âm của thánh Gio-An (Jean 7:42,43) kể lại rằng khi Đức Giê Su đi giảng, có lần một đám dân chúng không công nhận Ngài là Đấng Cứu Thế, với lý lẽ rằng Kinh Thánh đã tiên liệu Đấng Cứu Thế phải đến từ Dòng Vua David và sinh ra ở Bethléem. Trước lập luận ấy, cả vị Thánh Tông Đồ lẫn Đức Ky Tô và các môn đệ của Ngài, theo Phúc Âm này, đã không hề có một lời cải chánh nào, như thể chính Gio-An và các môn đệ khác đều chẳng biết gì về việc Thày mình ra đời tại Bethléem ! Ngay cả Đức Giê Su, chiếu theo đoạn văn ấy, cũng có vẻ mù tịt về vấn đề này ! Mác-Cô, một vị thánh tác giả Phúc Âm khác, cũng không bao giờ nói đến sự kiện ấy trong Phúc Âm của mình. 
Vậy, nếu chỉ căn cứ vào Phúc Âm Lu-Ca, thì việc Đức Ky Tô sinh ra tại Bethléem có thể chỉ là một truyền thuyết nhằm minh chứng cho dân Do Thái thấy rằng Ngài chính là Đấng Cứu Thế từng được các tiên tri loan báo. Tuy nhiên, khi đọc Phúc Âm Mát-Tê-Ô, thì lại thấy vị thánh này tuyên bố một cách đơn giản là “Giê-Su sinh ở Bethléem, xứ Judée”, mà chẳng cần cắt nghĩa lôi thôi. Việc song thân Đức Ky Tô sinh sống tại Nazareth đối với Mát-Tê-Ô chỉ là chuyện về sau, khiến cho việc đi bốn ngày đường để phải đẻ rơi đẻ rớt giữa đồng trống hoang vu, không cần phải biện minh nữa. 
Nhưng các sử gia dường như vẫn chưa vừa ý. Những hàng chữ duy nhất viết về Đức Ky Tô lúc Ngài còn sinh tiền là tấm bảng đặt trên ngọn Thánh Giá lúc Ngài bị người La Mã đem giết. Tấm bảng ấy (gọi là titulus) ghi rằng “Giê-Su, Nazôréen, Vua xứ Judée”. Tại sao lại “nazôréen” ? Căn cứ theo văn phạm Do Thái thì không thể dùng chữ Nazôréen để gọi một người ở làng Nazareth được. Vậy chữ Nazôréen ghi trên tấm “titulus” có nghĩa là gì ? Nhiều học giả ngày nay quả quyết chữ ấy đến từ căn “Nazir”, nghĩa là “ẩn sĩ”, hay “nhà khổ tu” (ermite). Các cuộc khai quật và định tuổi bằng carbone 14 đem lại cho giả thuyết này một lý lẽ quan trọng. Thật vậy, các dấu tích xưa nhất của một cộng đồng người tìm được ở Nazareth hiện nay, không vượt quá đầu thế kỷ thứ hai, tức ít nhất một trăm năm sau ngày Đức Giê-Su chào đời. Nói cách khác, có nhiều hy vọng ở thời Đức Ky Tô, làng Nazareth chưa hiện hữu. 
Ngoài ra, còn một chi tiết khá lý thú mà ít ai quan tâm, là ý nghĩa của chữ Bethléem. Bethléem nghĩa là “nhà bánh”, còn có tên là Ephrata, là “đầy trái cây”. Khi biết sau này Đức Ky Tô tự hiến Thân mình làm thức ăn cho nhân loại, như lời Ngài nói trong bữa tiệc cuối cùng lúc bẻ bánh chia cho các môn đệ, rằng : “Đây là thân mình tôi, anh em hãy nhận lấy mà ăn”, thì sự kiện Ngài sinh ra nơi “Nhà Bánh”, và được đặt trong cái máng cho súc vật ăn uống quả thực là những “trùng hợp” đầy ý nghĩa ! 
THÂN PHỤ CỦA ĐỨC KY TÔ LÀ AI ? 
Thánh Kinh Tân Ước, về điểm này có những phát biểu không đồng nhất : 
-Thánh Phao-Lồ, được coi là Sử Gia đầu tiên về Đức Ky Tô (tất cả các Phúc Âm đều được viết sau bộ Thánh Thư của Phao Lồ), khi nói về lai lịch trần thế của Ngài đã cho rằng Ngài “đến từ dòng dõi Vua David bởi xác thịt” (Thánh thư gửi tín hữu thành Rôma I,3), tức là “xác thịt” Ngài đến từ Giu-Se, thuộc dòng David, ngược lại với niềm tin về sự đồng trinh của Đức Mẹ. 
-Phúc Âm của Thánh Gio-An (Jean,I,45), thuật lại lời của Thánh Tông Đồ Philippe, nói rằng :“Chúng tôi đã được gặp Đấng mà Môi-Se và các Tiên Tri từng báo trước sự ra đời, đó là Giê Su, con ông Giu Se, người làng Nazareth”. 
-Ngược lai, Mát-Tê-Ô và Luca quả quyết Đức Giê-Su không phải là con Thánh Giu-Se, mà chính Thánh Thần Thiên Chúa đã đến trong lòng Mẹ Ngài, khiến Bà thụ thai, và hạ sinh ra Ngài, mà vẫn giữ được sự đồng trinh. 
Khẳng định này đưa đến một số thắc mắc, như : 
-Tại sao Phao-Lồ, lý thuyết gia cột trụ của Giáo Hội Nguyên Thủy, và là người đầu tiên viết về Đức Ky Tô lại không bao giờ nói đến việc Đức Mẹ thụ thai bởi Thánh Thần Thiên Chúa, và hạ sinh ra Đức Giê-Su mà còn đồng trinh ? 
-Tại sao Gio-An, người có trách nhiệm dưỡng nuôi Đức Mẹ sau này, tức là người đáng lẽ phải biết rành chuyện ấy hơn ai hết, cũng lại chẳng hề đá động chi đến sự kiện quan trọng này ? 
Không những thế, Phao Lồ và Gio An còn có những đoạn văn nói ngược lại với sự kiện trên. Vì sao ? Mặt khác, trong chính Phúc Âm của Mát-Tê-Ô và Luca, việc Đức Mẹ thụ thai bởi Chúa Thánh Thần và hạ sinh Đức Ky Tô tại Bethleem chỉ được nói đến trong một đoạn ngắn, rồi sau đó không bao giờ thấy đả động trở lại. Và ngay cả chính Đức Ky Tô, trong Phúc Âm của hai vị này, cũng như trong tất cả các Phúc Âm khác, cũng không hề bao giờ đề cập tới đề tài ấy. 
123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.