TÂm ThỨc LÀ VỊ LƯƠng Y TỐt NhẤt
Friday, September 4, 2015 20:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
5- Cằm hơi gập vào nhằm giúp cho gáy căng nhẹ. Trong trường hợp nếu tư thế ngồi dưới đất tỏ ra khó khăn thì cũng có thể ngồi vào một chiếc ghế. Hai bàn chân tréo vào nhau ở vị trí cổ chân. Giữ xương sống thật thẳng và ngay ngắn (không tựa vào lưng ghế), ngoài các chi tiết khác [trên thân thể] cũng giống như trên đây.
Hai mắt
Trong khi luyện tập về chín phép hít thở mang lại sự tinh khiết hóa, thì hai mắt có thể khép lại nhằm giúp mình dễ tập trung hơn. Sau khi hít thở lần sau cùng (tức lần hít thở thứ chín trước khi chấm dứt việc luyện tập) thì vẫn tiếp tục chú tâm vào sự mở rộng: tức là sẽ mở mắt ra nhưng vẫn hướng tầm nhìn vào bầu không gian, và hơi nhìn lên phía trên.
Kết nối mình với sự tĩnh mặc, sự im lặng và không gian
Sau khi đã giữ được tư thế ngồi thoải mái, thì hãy tiếp tục thực hiện sự tiếp xúc đó với sự tĩnh lặng của tư thế ngồi, với sự im lặng của ngôn từ và [sự mở rộng của] bầu không gian trong tâm thức, trong một khoảnh khắc ngắn,
Quán thấy hệ thống ba kinh mạch ánh sáng
![]() |
![]() |
(Kinh mạch trung tâm màu xanh dương, kinh mạch phải màu trắng, kinh mạch trái màu đỏ. Xin lưu ý hình vẽ người ngồi hơi khác hơn với cách chỉ dẫn trong bài viết, bởi vì nếu vẽ hai bàn tay với các ngón đặt lên nhau ở vị trí dưới rốn sẽ che khuất điểm nối kết của các kinh mạch)
Hãy hình dung, quán thấy và cảm nhận hệ thống gồm ba kinh mạch ánh sáng trong cơ thể mình. Kinh mạch trung tâm bắt đầu từ một vị trí khoảng bốn bề ngang của một ngón tay bên dưới rốn, hướng ngược về phía trên và thoát ra ở đỉnh đầu. Kinh mạch ánh sáng này có màu xanh dương rạng rỡ, tương tự như màu trời mùa thu quang đãng và chan hòa ánh nắng. Kinh mạch trung tâm có đường kính cỡ ngón tay cái. Hai kinh mạch phụ nằm hai bên kinh mạch trung tâm, có đường kính nhỏ hơn, cỡ ngón tay út. Kinh mạch màu đỏ nằm bên trái của mình và kinh mạch màu trắng nằm bên phải. Ba kinh mạch kết nối vào nhau ở vị trí khoảng bốn bề ngang của một ngón tay bên dưới rốn. Trong khi kinh mạch trung tâm mở ra ở đỉnh dầu, thì hai kinh mạch hai bên lại hướng ngược ra phía trước ôm sát bên trong vòm xương sọ, chui xuống phía sau hai mắt và thoát ra ở mũi, mỗi kinh mạch thoát ra bên ngoài bởi một trong hai lỗ mũi. Kinh mạch phải, màu trắng, chấm dứt ở lỗ mũi bên phải, biểu trưng cho năng lượng nam tính và các “phương tiện thiện xảo”, có nghĩa là phương pháp. Kinh mạch trái, màu đỏ, biểu trưng cho năng lượng nữ tính và trí tuệ. Hãy giữ tư thế ngồi và an trú trong sự tĩnh lặng, thế nhưng phải duy trì sự tiếp xúc với cả ba kinh mạch ánh sáng ấy. Hãy lắng nghe sự yên lặng. Nối kết mình với sự vô biên của không gian (xin lưu ý có ba thành phần tạo ra một cá thể: thân xác, ngôn từ và tâm thức. Mỗi thành phần đều hàm chứa một luồng khí lực riêng. Đối với thân xác phải giữ sự yên lặng/ bất động, đối với ngôn từ phải giữ sự câm nín/im lặng, đối với tâm thức phải giữ sự chú tâm/vắng lặng).
Bộ ba hít và thở thứ nhất nhằm tinh khiết hóa kinh mạch trắng
Xác định – Hãy hồi tưởng lại các kinh nghiệm cảm nhận về một cơn giận hay một sự ghét bỏ xảy ra với mình gần đây nhất, hoặc chỉ cần đơn giản ý thức về một sự mong muốn được loại bỏ các sự cảm nhận nào đó của mình.
Hãy hình dung ra trong tâm trí các kinh nghiệm cảm nhận ấy, cố gắng cảm thấy được nó, tiếp xúc với nó xuyên qua thân xác, xúc cảm và tâm thức mình.
Tống khứ – Dùng ngón áp út của bàn tay phải ấn xuống lỗ mũi phải (bít lỗ mũi này lại) và tù từ hít không khí trong lành màu xanh (lá cây) nhạt bằng lỗ mũi trái. Hãy tưởng tượng và theo dõi luồng không khí đó lưu chuyển trong kinh mạch màu đỏ xuống vị trí nối kết (bên dưới rốn). Giữ nó ở vị trí này, trong khi đó thì đổi vị trí của ngón tay đang bịt lỗ mũi phải để ấn xuống lỗ mũi trái.
Thở ra từ từ theo kinh mạch màu trắng, bằt đầu thật chậm và khi sắp chấm dứt thì thở ra thật mạnh. Hãy cảm thấy những gì mà mình đã xác định được đang bị tống ra từ lỗ mũi phải chuyển tải bởi không khí của hơi thở ra, và chúng sẽ tan biến đi trong không gian. Hãy hít vào và thở ra ba lần như thế và ghi nhận mỗi lần kinh mạch màu trắng được khai thông thì không gian cũng theo đó mà mở rộng thêm. Hãy duy trì sự liên kiết giữa vị trí nối kết (bên dưới rốn) và cửa ngõ thoát ra (trên đỉnh đầu) và đồng thời chú tâm vào kinh mạch màu đỏ.
Bộ ba hít và thở thứ hai nhằm tinh khiết hóa kinh mạch đỏ
Xác định – Hãy nhớ lại các kinh nghiệm cảm nhận về một sự bám víu gần đây nhất hay là một sự chiếm hữu nào đó, hoặc đơn giản chỉ là một ý định muốn lấp đầy không gian (làm mất không gian, tạo ra sự gò bó và chật chội), hoặc lấp đầy sự im lặng bằng cách ăn nói ba hoa.
Tống khứ – Ấn ngón áp út của bàn tay trái vảo lỗ mũi trái và từ từ hít vào không khí trong lành, màu xanh (lá cây) nhạt bằng lỗ mũi bên phải. Theo dõi luồng không khí đó lưu chuyển trơng kinh mạch trắng xuống đến vị trí nối kết và giữ nó ở vị trí ấy một lúc, trong khi đó thì đổi vị trí của ngón tay để ấn xuống lỗ mũi phải. Thở ra từ từ, bắt đầu thật chậm, và cuối cùng thì thở ra thật mạnh, đồng thời hãy tưởng tượng là hơi thở thoát ra từ kinh mạch trái sẽ khiến cho sự bám víu [mà nó chuyển tải] hòa tan trong không gian.
Hãy hít vào và thở ra ba lần như thế và đồng thời ghi nhận mỗi khi kinh mạch đỏ được khai thông thì không gian càng mở rộng thêm. Hãy [tiếp tục] duy trì sự nối kết với sự mở rộng đó và đồng thời chú tâm vào kinh mạch trung tâm.
Bộ ba hít và thở thứ ba nhằm tinh khiết hóa kinh mạch trung tâm
Xác định – Hãy hồi tưởng lại các kinh nghiệm cảm nhận về một tình trạng mất định hướng (hoang mang, không còn biết phải giải quyết ra sao), hoặc một sự do dự hay thiếu tự tin nào đó. Hãy giúp cho cảm tính ấy hiện lên thật rõ ràng. Quan sát nó, nhưng không phán đoán hay phân tích gì cả, chỉ cần đơn giản cảm nhận được nó trong thể dạng đơn thuần là như thế.
Tống khứ – Hít không khí màu xanh (lá cây) nhạt, thật mát và tinh khiết bằng cả hai lỗ mũi, theo dõi sự luân chuyển của nó dọc theo hai đường kinh mạch hai bên cho đến tận chỗ nối kết. Giữ hơi thở lại một cách thật nhẹ nhàng, sau đó thì từ từ thở ra bằng cả hai lỗ mũi và tưởng tượng luồng khí tinh tế đang luân lưu trong kinh mạch trung tâm sẽ khai thông nó. Trước khi thở ra gần hết, thì thắt nhẹ màn ngặn ruột (diaphragm/cơ hoành) và đẩy không khí ra ngoài thật mạnh, đồng thời hãy tưởng tượng là mình đang tống khứ các thứ chướng ngại ra khỏi đỉnh đầu, và các chướng ngại ấy sẽ tan biến vào không gian. Lập đi lập lại cách thở này ba lần, cùng lúc cảm nhận sự gia tăng của cảm tính mở rộng và khai thông hiện ra trong kinh mạnh trung tâm màu xanh dương.
Kết luận: hãy an trú trong sự mở rộng
Hãy cảm nhận cả ba kinh mạch – trái, phải và trung tâm – luôn mở rộng ra bên ngoài và ngày càng trở nên trong sáng hơn. Hãy chú tâm vào tâm điểm của thân xác mình và hướng vào sự mở rộng và trong sáng của nó, đồng thời giữ cho sự hô hấp được êm dịu và bình thường. Nếu muốn duy trì một sự gần gũi nào đó với các kinh nghiệm cảm nhận về sự cởi mở [vừa thực hiện được], thì chỉ cần đơn giản giữ sự chú tâm của mình an trú trong sự cởi mở của tri thức mình. Hãy nghỉ ngơi, không hoạch định một dự án nào cho tương lai cả. Không dừng lại trong quá khứ, nhưng cũng không tìm cách thay đổi hiện tại. Hãy cứ để mọi sự đúng là như thế.
Trên đây là những lời hướng dẫn về phép luyện tập chín phép hít thở mang lại sự tinh khiết hóa.
Vài lời ghi chú của người dịch