ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,687,510,528
Stories: 8,389,343
Profile image
0
0
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 29
Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi
Tuesday, March 24, 2015 19:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hoàng Kim. Tôi chọn chép lại dưới đây năm bài thơ thần của  Nguyễn Trãi “Yên Tử” , “Ngôn chí”, “Quan hải”, “Hải khẩu dạ bạc hữu cảm”,“Oan thán” và  bài bình ” Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục để góp phần tìm hiểu Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, bậc hào kiệt lỗi lạc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa. Giáo sư Phan Huy Lê  trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên” đã nhận xét: “Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”.

Tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì chính lại là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông sinh năm 1380, mất năm 1442, cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương Sơn (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, lúc 20 tuổi, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là quân sư kiệt xuất, trù hoạch mưu kế, viết thư thảo hịch. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính. Năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Ở thế kỉ 20, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao” mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự : chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều … thắng hung tàn bằng đại nghĩa”; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao… Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta. (Nguồn: Nguyễn Trãi – Wikipedia tiếng Việt).

Những cống hiến của Nguyễn Trãi về chính trị, quân sự, ngoại giao, tư tưởng, văn chương, địa chí, văn hóa là đặc biệt to lớn. Tiếc rằng di sản văn học của ông hầu hết đã bị triều đình ra lệnh tiêu hủy, nay chỉ một phần nhỏ thơ văn còn sót lại trong toàn bộ trước tác đồ sộ của ông. Một số tác phẩm của Nguyễn Trãi còn lại như Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn viết năm 1428 lưu tryuền muôn đời và Quân trung từ mệnh tập gồm những thông điệp gửi cho bọn tướng giặc Minh là mẫu mực của văn chính luận sắc bén.  Dư địa chí là nguồn thông tin cương vực lãnh thổ quốc gia đặc biệt giá trị (trong Tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam 4 quyển, quyển 1 trang 537-680 Viện Đại học Huế, Nhà Xuất bản Thanh Niên), Ức Trai thi tậpQuốc âm thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục . Nhiều tác phẩm đã bị thất lạc như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ , v.v…

Cháu Hoàng Lê hỏi:  Ông ơi, ông có thể cho cháu ý kiến về định hướng tìm hiểu bài thơ “Hải khẩu dạ bạc hữu cảm” của Nguyễn Trãi được không ạ. Cháu có tìm hiểu nhưng có thể phần chìm của tác phẩm cháu chưa hiểu hết được. Cháu cảm ơn ông ạ !

Tôi nhắn với cháu là: “1) Hãy tìm hiểu kỹ cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi, gắn thơ và đời, 2) Hiểu rõ hoàn cảnh ra đời tác phẩm và tư tưởng, cốt cách, minh triết xử thế của Nguyễn Trãi; 3) Đối chiếu so sánh nguyên tác với dịch nghĩa, và các bản dịch thơ, đặc biệt lưu ý các điển cố và nơi năm sáng tác. Nguyễn Trãi là danh nho chính phái, quan điểm làm thơ viết văn rất nghiêm cẩn như lời Khổng Minh: “nho cũng có nho quân tử, nho tiểu nhân; nho quân tử thì trung quân ái quốc, giữ chính ghét tà, chăm những sự ơn khắp đời, để tiếng về sau, nho tiểu nhân thì chỉ chăm văn chương, nghiên bút, phú kinh, bút múa thì hay, ruột thì rỗng tuếch, …” quan điểm văn chương tác động sâu sắc chất lượng sáng tác. Hiểu đúng Nguyễn Trãi mới có thể mới định hướng đúng, bình đúng khi tìm hiểu thơ Nguyễn Trãi. Mời đọc 5 bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và một bài bình ” Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục. Bài thơ nếu đặt trong bối cảnh giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến thì sẽ khác xa bối cảnh giai đoạn cuối đời của ông. Để hiểu bài thơ “Hải khẩu dạ bạc hữu cảm” cháu cần lưu ý ba điểm lưu ý định hướng trên.

Hoan nghênh những ý kiến đóng góp trao đổi của mọi người tại đây và tại KimonFaceBook

NGÔN CHÍ

Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

QUAN HẢI

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng[3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc ?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi ?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

YÊN TỬ

Nguyên văn chữ Hán

 安子山花煙寺

安山山上最高峰,
纔五更初日正紅。
宇宙眼窮滄海外,
笑談人在碧雲中。
擁門玉槊森千畝,
掛石珠流落半空。
仁廟當年遺跡在,
白毫光裏睹重瞳。

Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự

Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.

YÊN TỬ

Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử
Nguyễn Trãi

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

(Bản dịch của Hoàng Kim)

123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.