Du: Tôi biết các chủ đề như vụ thảm sát Thiên An Môn và Pháp Luân Công là rất nhạy cảm ở Trung Quốc, điều mà thậm chí các phương tiện truyền thông nước ngoài không dám viết về chúng. Đối với bản thân mình sống ở Trung Quốc, tại sao tôi lại không sợ báo cáo này? Có hai lý do. Trước tiên, tôi tin rằng vì là một con người, tôi muốn biết làm thế nào một người có thể sống sót trong một tình huống khó khăn, và những gì anh ấy đã nghĩ trong thời gian đó. Thứ hai, chúng ta không phải là động vật hay gia súc, vì vậy tôi không chấp nhận bất kỳ sự đối xử vô nhân đạo của bất kỳ ai khác.
Ví dụ, khi tôi đang ở trong tù và tôi đang bị thẩm vấn về Pháp Luân Công và cái cách mà phụ nữ bị đối xử tại trại lao động nữ Mã Tam Gia. Tôi không sợ gì cả. Bất cứ khi nào tôi nghĩ lại về điều này, tôi vẫn còn phẫn nộ. Tôi nhớ tôi đã nói với họ: “Chúng tôi là những con người, và vì là con người, họ không nên bị đối xử như động vật. Vì vậy, tôi viết về điều này”. Sau đó, tôi nói với bản thân mình,” Nếu các anh muốn ném tôi vào tù, cứ làm đi, đừng lãng phí thời gian của các anh để nói chuyện với tôi”. Cuối cùng, họ ngưng nói chuyện với tôi.
Tôi tin rằng trại lao động Mã Tam Gia dành cho phụ nữ là một nơi dùng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Và đối với những người này, nơi này cơ bản như là địa ngục. Có thông tin đang lưu hành trên mạng rằng Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) đang điều hành việc chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công. Điều đã xảy ra ở đây, cái cuộc đàn áp này, là kết quả của quyền lực và sự cho phép từ nhà cầm quyền Trung Quốc. Tôi đã viết một cuốn sách về việc này. Tôi không nói chuyện vô nghĩa. Không ai truy tố các cảnh sát này cả – họ được yêu cầu làm những gì họ đã làm bởi chính nhà cầm quyền Trung Quốc.
Đã có trại cải tạo lao động Gulag ở Liên Xô. Ở Trung Quốc, thì có trại Mã Tam Gia.
Epoch Times: Có phải là sự đàn áp vẫn đang xảy ra?
Du: Trại lao động nơi mà người ta đã chống lại cuộc đàn áp bằng cách viết những lá thư đã biến đổi thành một trại tù. Trại lao động Mã Tam Gia dành cho phụ nữ đã được biến thành một trung tâm cai nghiện ma túy. Tôi chắc chắn về những điều này.
Dựa vào những điều này, làm thế nào để có thể không còn bất kỳ cuộc đàn áp nào nữa? Nó vẫn còn đang xảy ra. Nhưng cuộc đàn áp đã trở nên ít công khai hơn. Chính quyền Trung Quốc đã choáng váng khi phương tiện truyền thông Trung Quốc địa phương báo cáo về Mã Tam Gia. Dựa trên những gì tôi đã thu thập được, Mã Tam Gia là một nơi rất điển hình mà các học viên Pháp Luân Công bị bức hại.
Epoch Times: Ông có thể nói về ấn tượng của ông với các học viên Pháp Luân Công?
Du: Tôi đã đến tiếp xúc với những người đã bị bức hại nghiêm trọng. Khi họ nói về câu chuyện của họ, họ duy trì được sự thanh bình và rất điềm tĩnh, như thể họ đang kể về những câu chuyện của người nào khác. Tôi rất, rất ấn tượng về điều này. Đã bị tra tấn và làm nhục trong một môi trường khủng khiếp như vậy và sau đó chia sẻ câu chuyện của họ theo một cách rất hòa bình, tôi rất ấn tượng.
Epoch Times: Các học viên Pháp Luân Công thực hiện theo các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Ông có thấy những nguyên lý này khi tương tác với họ?
Du: Vâng, tôi đã nhìn thấy điều đó, không nghi ngờ gì. Tôi đã tiếp xúc với khoảng 20 học viên Pháp Luân Công. Họ đã cho tôi những ấn tượng về sự trung thực, tử tế, tính kiên nhẫn và lòng khoan dung. Từ kinh nghiệm của họ, câu chuyện của họ, và từ người đã viết lá thư, tôi có thể cảm nhận sự trung thực, lòng từ bi và sự nhẫn nại. Từ các chi tiết trong câu chuyện của họ, tôi có thể cảm nhận nó.
Nếu bất kỳ ai không tin vào sự trung thực, lòng từ bi và nhẫn nại, người đó nên bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Sau đó, họ sẽ biết.
Epoch Times: Ông có thể nói về trải nghiệm của riêng ông khi bị giam giữ?
Du: Ngày 08/7/2013, khi tôi được thả tại ngoại từ trung tâm giam giữ ở quận Phong Đài, Bắc Kinh, tôi cảm thấy rằng tôi đã học được rất nhiều. Trước tiên, tôi đã nhìn thấy chính bằng mắt mình những gì giống như là tôi ở bên trong [một trong những nơi mà người ta bị giam giữ]. Thứ hai, sau khi nhận ra, tôi đã có một cảm giác an toàn với tất cả các bước tiếp theo của cuộc đời mình, một cảm giác mà tôi đã không có trước đây. Tôi biết những gì tôi đang làm.
33 ngày sau, tôi đã đến Viện kiểm sát, và một đội trưởng từ một trong những đội an ninh nội địa ở Phong Đài cùng đến gặp với một nhân viên an ninh nội địa khác. Viên đội trưởng hỏi tôi “Du, anh có biết tại sao anh lại ở đây không?” Tôi trả lời: “Tại sao?” Đội trưởng sau đó nói, “Một người nào đó từ cấp trên muốn biết lý do tại sao một người có rất nhiều năm tháng tốt đẹp ở phía trước, lại trở thành một người cứ chuyên đi phơi bày các việc làm sai trái của nhà cầm quyền Trung Quốc”.
Tôi cười lớn khi nghe điều này, các hành vi sai trái không phải là một vết nhơ cho nhà cầm quyền Trung Quốc; đúng hơn, nó chính là một vết nhơ cho người dân Trung Quốc. Viên đội trưởng cũng nói rằng ông ta không thể cho tôi biết cấp bậc của vị quan chức cấp cao kia.
Tại sao tôi lại lồng thêm những chuyện tôi bị giam giữ ở bìa sau của cuốn sách? Tôi có một mục tiêu đơn giản. Sau khi tôi được thả tại ngoại, tôi không nhận được bất kỳ giấy tờ pháp lý nào cả. Vì vậy, tôi nghĩ đến bản thân mình, tôi sẽ viết tất cả mọi thứ xuống bởi vì tôi có thể viết. Tôi sẽ sử dụng ngôn từ để bày tỏ suy nghĩ của tôi, sự tức giận của tôi.
Người Trung Quốc đã phải chịu đựng quá nhiều. Một phóng viên của New York Times đã từng nói với bạn tôi: “Hãy xem những cuốn sách Du đã viết. Có rất nhiều câu chuyện khủng khiếp. Và đến bây giờ, Du vẫn có được một nụ cười trên khuôn mặt của mình hàng ngày. Anh ấy phải có một thái độ tốt để sống cuộc sống của mình “. Tôi hơi buồn khi nghe điều này.
Đây là điều không thể là không cảm thấy sự đau khổ của tất cả những người thỉnh nguyện, sự đau khổ của tất cả các học viên Pháp Luân Công, và sự đau khổ của tất cả người dân Trung Quốc kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào năm 1921.
Cũng như tôi tin rằng tôi đã bị tổn thương nặng. Mặc dù tôi không bị ảnh hưởng với những đau khổ, nhưng tôi có thể cảm nhận được nỗi đau của họ. Nếu tôi không viết, tôi có thể làm điều gì khác? Đôi khi tôi muốn bỏ cuộc, ngưng ngay lại một công việc khổ sở như vậy. Nhưng cái suy nghĩ như vậy đã không còn nán lại lâu.
Người ta phải làm những gì họ phải làm. Tôi cũng nghĩ rằng điều này có thể có cái gì đó hợp với tính khí của tôi – Tôi được sinh ra với mục đích chấp nhận sự đau khổ, cũng giống như tôi phải lên tiếng chống lại sự bất công.