ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,686,859,023
Stories: 8,387,574
Profile image
1
0
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 31
Những chuyện đằng sau một lá thư từ địa ngục
Tuesday, January 20, 2015 17:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Du Bin tells about the crimes committed at Masanjia Labor Camp in his new book, “The Roar of Masanjia.” (Poon Zaishu/Epoch Times)

Du Bin kể về các tội ác tại trại lao động Mã Tam Gia trong cuốn sách mới của anh “Tiếng Kêu La Tại Mã Tam Gia” (Poon Zaishu/Epoch Times)

Ngay trước Giáng Sinh năm 2012, một lá thư đã được lén gửi vào một gói hàng đồ trang trí lễ hội Halloween bán bởi K-Mart – lá thư này đã thành chủ đề của nhiều bài tin quốc tế.

Trong thư, những từ tiếng Anh được viết xen kẽ cùng với các cụm từ bằng chữ Trung Quốc, kể về việc ngược đãi các tù nhân tại trại lao động Mã Tam Gia ở Trung Quốc và yêu cầu sự giúp đỡ. Julie Keith sống tại tiểu bang Portland, Oregon, Mỹ đã phát hiện bức thư trên và đăng nó trên trang Facebook của cô ấy. Không lâu sau đó nó đã tạo nên một cuộc thảo luận trên các phương tiện truyền thông và các tổ chức nhân quyền về hệ thống trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.

Các chuyên gia đồng ý rằng lá thư này chắc chắn là chân thực – rằng Mã Tam Gia rõ ràng khét tiếng vì sự tra tấn người lao động ở đó, nhưng người đã viết lời kêu cứu vẫn là một bí ẩn.

Hiện nay,  tác giả Du Bin người Trung Quốc kể về câu chuyện của người viết lá thư kêu cứu trong cuốn sách mới nhất của ông, “Tiếng kêu la tại Mã Tam Gia.”

Sau ba ngày, kể từ khi cô Keith ở tiểu bang Oregon tìm thấy lá thư, người viết lá thư trên đã liên lạc với Du. Du ngạc nhiên, vì người đó chính là người bạn của mình.

Năm 2008, người viết thư đã bị cầm tù ở Mã Tam Gia và đã bị giam ở đó 29 tháng, bao gồm quãng thời gian 10 tháng anh đã bị tra tấn nặng nề.

Sau 23 tháng chuẩn bị, khoảng thời gian mà khi đó Du đã từng bị giam giữ trái phép 37 ngày và bị quản thúc tại nhà trong một năm, cuốn sách “Tiếng kêu la” được xuất bản vào tháng 12 tại Hồng Kông, Trung Quốc.

“Tiếng kêu la” là cuốn sách thứ 11 của Du, ông đã bị đối xử tệ bạc tại trại lao động Mã Tam Gia 3 lần. Trong tháng 7 năm 2014, ông xuất bản cuốn “Vagina Coma” tại Hồng Kông nói về sự lạm dụng và tra tấn tình dục phụ nữ được thực hiện tại Mã Tam Gia, và trong tháng 4 năm 2013, ông đã phát hành tại Hồng Kông và Đài Loan một bộ phim tài liệu, “Above the Ghosts’ Heads”, cũng miêu tả về sự lạm dụng tình dục phụ nữ ở trãi Mã Tam Gia.

Trong cuốn sách “Tiếng kêu la”, Du đã trích đoạn câu nói của người đã viết lá thư khi nói về Mã Tam Gia: “Bất cứ chính phủ nào trên hành tinh này đều không nên dung thứ cho sự tồn tại tiếp tục của cái ác như vậy trong thế giới này. Nếu cái điều như vậy mà cũng không khiến bạn bận tâm, thì điều đó có nghĩa rằng bạn đang là một phần của Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác”.

Bởi vì nhân vật chính của cuốn sách là một học viên Pháp Luân Công đang sống tại Bắc Kinh, nên Du đã chọn cách gọi anh ấy là “anh” trong suốt cuốn sách của ông. Tất cả học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở Trung Quốc là đối tượng bị bắt giữ tùy tiện, và người học viên đặc biệt này, nếu được nhận diện, chắc chắn sẽ phải chịu những sự trả thù độc ác vì những nội dung của mình trong lá thư.

The front cover of the book

Trang bìa cuốn sách “Tiếng Kêu la tại Mã Tam Gia”

Sau khi xuất bản “Tiếng kêu la”,  Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) chúng tôi đã có cơ hội phỏng vấn Du. Như trong cuốn sách của Du, người viết lá thư trong suốt cuộc phỏng vấn này được gọi là “anh” hoặc “anh ấy.”

Epoch Times: Tại sao ông lại viết cuốn sách “Tiếng kêu la” tại Mã Tam Gia “?

Du: Câu chuyện cần phải được viết ra. Điều mà tôi đã và đang luôn luôn nói đến đó là con người chứ không phải là thú vật, và từ đây, điều quan trọng là để cho mọi người thấy làm thế nào một người có thể sống sót trong một tình huống quá khó khăn, đó là chủ đề của cuốn sách này.

Tôi nói với anh ấy rằng tôi đã viết nhiều cuốn sách phơi bày những việc làm sai trái của chính phủ. Có lẽ anh ấy đã tin tưởng tôi vì những gì tôi đã làm, và do đó, anh ấy đã nói với tôi về câu chuyện của mình. Toàn bộ quá trình thì khá là bất ngờ.

Epoch Times: Ông có thể nói về việc làm cách nào anh ấy đã liên hệ được với ông?

Du: Trước khi anh ấy liên hệ với tôi, tôi thực sự đang tìm kiếm người đã viết lá thư này. Tôi rất tò mò, làm thế nào mà lá thư cuối cùng cũng xuất hiện tại Mỹ?

Thực tế, người viết lá thư đã là bạn của tôi. Ba ngày sau khi tờ báo The Oregonian xuất bản báo cáo tin tức trên, anh ấy đến tìm tôi, hỏi tôi có xem cái báo cáo về tin tức đó chưa.

Anh ấy hỏi tôi, “Bạn có biết ai đã viết lá thư đó không?” Tôi hỏi: “Tất nhiên tôi muốn biết. Tôi đã và đang cố gắng để tìm người này”. Anh ấy nói với tôi: “Tôi chính là người đó”.

Tôi đã bị sốc, rất sốc. Mặc dù tôi đã biết anh ta khoảng một hoặc hai năm, tôi chỉ ngồi xuống và nói chuyện với anh ta một vài lần. Tôi biết anh đã ở trong trại lao động đó, nhưng trước đây chúng tôi đã không bao giờ thảo luận về nó một cách chi tiết.

Đầu tiên, tôi đã rất sốc. Thứ hai, tôi đã rất ngạc nhiên. Chúng tôi đều là các phóng viên. Nó giống như là một món quà từ Thượng Đế. Đó là một cái gì đó rất quan trọng.

Tôi hỏi anh ấy: “Bạn có thể chứng minh rằng bạn đã viết nó?” Và anh ấy xin tôi cho mượn một cây bút và tờ giấy. “Liệu nó trông giống như chữ viết tay của tôi không?” Nó thực sự là chữ viết tay của anh ấy. Và có một số người tôi đã quen biết từ trại Mã Tam Gia, và tất cả họ đều biết anh ấy. Chính anh ấy là người đã viết lá thư này.

Vào tháng Tư năm 2013, tạp chí Lens ở Trung Quốc đã báo cáo về trại lao động dành cho phụ nữ tại Mã Tam Gia, và hàng triệu người đã đọc nó. Đây là cái gì đó đã gây nên cú sốc, nhưng chỉ một số ít người biết rằng nó đang chống lại một nhóm người đặc biệt, và những người này là các học viên Pháp Luân Công.

Epoch Times: Tại sao gọi là một “một nhóm người đặc biệt?”

Du: Ở Trung Quốc, người ta không thể xuất bản một tạp chí đề cập đến các học viên Pháp Luân Công, nói lên rằng họ chính là mục tiêu của những cuộc tra tấn này. Các công ty xuất bản sẽ có một số rắc rối, phóng viên sẽ bị đuổi việc, và các giấy phép của công ty sẽ bị thu hồi.

Vì vậy, các tạp chí của Trung Quốc ngưng đăng những câu chuyện về các vấn đề chính trị hiện nay, thay vào đó là các chủ đề ít nhạy cảm. Tôi nói với tác giả của báo cáo này, nói rằng anh đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Bây giờ, đến lượt tôi. Tôi sẽ tiếp tục con đường anh đã tiếp dẫn.

Epoch Times: Ông có thể cho rằng anh ấy là một người đã bị ngược đãi?

Du: Anh ấy nói với tôi rằng, tại trại lao động Mã Tam Gia dành cho đàn ông, họ bịt miệng anh bằng một miếng gạc y tế và đã không gỡ bỏ nó ra. Anh ấy đã bị tổn thương thần kinh như một kết quả tất yếu. Thời gian dài nhất để anh ấy bị miếng gạc bịt miệng là một ngày. Tôi đã bị sốc. Tôi hỏi anh ấy: “Bạn cảm thấy thế nào khi nó đã được gỡ bỏ?” Anh ấy nói với tôi rằng anh đã không thể ngậm miệng sau đó – anh đã không thể cảm thấy bất cứ điều gì, miệng của anh ấy đã bị tê liệt.

Tất cả sự tra tấn được liệt kê trong cuốn sách đã được sử dụng để hãm hại anh ấy, chẳng hạn như kiểu tra tấn kéo căng cơ thể, kéo dài và còng tay, tra tấn theo kiểu cái giường chết, bức thực, và tra tấn tâm lý, đó là điều tồi tệ nhất.

Anh ấy nói với tôi một thuật ngữ gọi là “loại bỏ các dây thần kinh” – loại bỏ tất cả các giác quan của bạn. Sau đó, bạn sẽ giống như một robot, giống như một người được làm bằng cao su, không có cảm giác, và bạn sẽ làm bất cứ điều gì được yêu cầu mà không cần phải suy nghĩ gì.

123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.