ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đế chế Petrodollar sụp đổ, nước Mỹ đi về đâu?
Monday, December 22, 2014 21:26
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Nhiên liệu hóa thạch cho tới nay vẫn đóng vai trò nền tảng trong thời đại văn minh công nghiệp và hiển nhiên, ai nắm nguồn nhiên liệu hóa thạch ấy, người đó nắm cả thế giới. Nước Mỹ từ khoảng trên 40 năm qua luôn lấy đồng đô la của họ gắn liền với dầu mỏ khiến cho người ta thường gọi đó là “Đế chế Petrodollar”. Nhưng việc gì sẽ xảy ra với nước Mỹ nếu như đế chế Petrodollar đó sụp đổ? 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1HX2lSaGdVQnY2by9WSmpZWkFiTXRFSS9BQUFBQUFBQVNwZy96ZmxZbU9IeFd3cy9zMTYwMC90aGVfZW5kX29mX3RoZV9kb2xsYXJfcnVzc2lhX2NoaW5hX2F0dGFja3MucG5n
Người ta thường ví rằng, nguồn dầu khí chảy qua các đường ống dẫn tựa như mạch máu của nền kinh tế thế giới. Nếu mạch máu ấy bị tắc nghẽn, loài người sẽ bị đưa trở lại thời kỳ trung cổ. Bởi vì hầu như tất cả những vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày nếu không có các nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt và dầu mỏ sẽ không bao giờ có được. Nguồn nhiên liệu hóa thạch ấy nó quan trọng ra sao, chúng ta có thể nhìn qua các cuộc khủng hoảng trên khắp các châu lục sẽ hiểu: Irak, Lybia, Ukraina, Iran, Afghanistan, Venezuela… Khi thế kỷ 20 trở lại mấy trăm năm về trước là cuộc chiến tranh giành thuộc địa thì chậm nhất khi bước sang thế kỷ 21, tất cả các cuộc đối đầu, các cuộc chiến đều có mối liên hệ tới nguồn nhiên liệu hóa thạch. Trong khi truyền thông khắp thế giới vẫn hàng ngày như giảng đạo về dân chủ, tự do, quyền con người thì phía sau, các chính trị gia và các tập đoàn lớn đang âm thầm chia nhau “miếng bánh lợi nhuận” từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch ấy.
Lịch sử từng chia ra các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt thì thời nay là thời của hợp chất Carbon-Hydro. Bởi vì tất cả các nhiên liệu hóa thạch dù là dầu mỏ, khí đốt hay than đá đều dựa trên chất Carbon hoặc hợp chất Carbon-Hydro. Cuộc đại cách mạng công nghiệp của loài người khởi đầu từ khoảng thế kỷ 19 tại châu Âu bằng máy hơi nước, than đá bỗng dưng trở thành một thứ hàng xa xỉ và cũng khiến cho nhiều nước phải trở thành thuộc địa vì than đá. Bước sang thời kỳ phát hiện ra dầu mỏ thì những nước có nguồn dầu mỏ bằng cách này hay cách kia cũng trở thành thuộc địa tranh chấp giữa các cường quốc, Iran, Irak là những ví dụ trong thế kỷ trước. 
Ngày nay cho dù bạn dùng túi Nilon hay những đồ chơi bằng nhựa, hàng gia dụng, máy tính, điện thoại di động thậm chí màu cho các máy in, vận chuyển, bao bì…. hầu như tất cả các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, nếu không có dầu mỏ, có lẽ chúng ta không bao giờ có cơ được. Thời trước năm 1973 nước Mỹ lấy đô la của họ làm chuẩn với giá vàng và được chính miệng ông Nixon tuyên bố vào năm 1971 và bị coi đó là sai lầm nên kể từ năm 1973 họ gắn chặt giá đô la với dầu mỏ. Ban đầu giá dầu mỏ được áp đặt bằng đồng đô la chỉ có giá trị trong khối OPEC và theo thời gian nó mới xâm chiếm ra khắp thị trường các nước khác trên thế giới. Trên tất cả thị trường chứng khoán, thanh toán cho dầu mỏ chỉ tính bằng đô la và vì thế đồng đô la trở nên vô cùng giá trị. Điều đó lý giải cho việc vì sao FED in tiền phát hành ra bao nhiêu cũng không đủ mà vẫn không sợ lạm phát. Điều Washington e ngại nhất chỉ là các nước xấu và các nước trong “trục ma quỷ” “dám làm phản” lại đồng Petrodollar như một số trường hợp sau:
- Năm 2000 ông Sadam Husein tuyên bố tương lai sẽ không bán dầu bằng đô la mà sẽ sử dụng đồng Euro. Dick Cheney khi ấy là CEO của tập đoàn năng lượng Halliburton đang có một số kế hoạch ở Irak và Afghanistan. Tuy nhiên ông Sadam Husein không hề biết về kế hoạch của giới diều hâu ở Washington qua tư vấn của „Project for the New American Century (PNAC)“ và „National Energy Policy Development Group (NEPDG) và số phận của Irak và Afghanistan đã được đặt trên bàn cờ chiến lược của họ từ rất lâu. Vụ 11 tháng 9 đã thúc đẩy Washington thi hành kế hoạch, 2001 chiếm Afghanistan, 2003 chiếm Irak với cớ Irak sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Toàn bộ nguồn dầu mỏ của Irak sau đó đã chuyển qua thanh toán bằng đồng đô la. 
- Năm 2011 ông Muammar al-Gaddafi tuyên bố Lybia sẽ chỉ chấp nhận thanh toán dầu mỏ bằng đồng Gold-Dinar và kêu gọi các nước châu Phi làm theo. Với việc kêu gọi “đổi vàng lấy dầu” số phận ông sau đó dường như đã được định đoạt. 
- Không chỉ riêng từ năm 2003 mà từ lâu, Iran đang dần quay lưng lại với việc bán dầu mỏ lấy USD. Nhưng khác với Irak và Afghanistan, Iran là một nước quá lớn với người Mỹ, dân tộc Iran đoàn kết, thêm vào đó là nguy cơ Iran sở hữu vũ khí hạt nhân tương tự bắc Triều Tiên mà nếu Mỹ đưa quân vào sẽ phải trả giá quá đắt. Cách duy nhất có thể làm là đặt căn cứ quân sự bao vây cô lập Iran. Các nước mua dầu mỏ của Iran bao gồm: nam Triều Tiên, Nhật và Trung Quốc. 
- Trung Quốc và Nga, cả hai nước này thời gian qua ký rất nhiều hợp đồng lớn, trọng tâm chính là nguồn tài nguyên của Nga. Nhờ hệ thống đường ống mới, Nga có thể chuyển dầu mỏ và khí đốt với một lượng rất lớn đáng lý ra trước kia dành cho thị trường châu Âu, nay chuyển hướng sang Trung Quốc. Trung Quốc mới đây qua mặt Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới và là khách hàng lớn của nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ. Cuộc khủng hoảng tại Ukraina hiện nay chỉ làm cho Nga chú tâm tới thị trường Trung Quốc nhiều hơn. Theo hiệp ước Thượng Hải, Nga và Trung Quốc không chỉ hợp tác về kinh tế, chính trị mà còn cả về quân sự và Iran hiện nay cũng là quan sát viên. 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1tM2NSNjNsekxhay9WSmpZWlAwa1ZsSS9BQUFBQUFBQVNwYy9LRTdJdHNpZzVUay9zMTYwMC9jaGluYS1wYm9jLmpwZw==
Thị trường chứng khoán của Trung Quốc „Shanghai Futures Exchange“ mới đây đã công bố, việc buôn bán dầu thô chỉ thanh toán bằng đồng Yuan. Trước đó, năm 2012 phía Trung Quốc cũng đã từng tuyên bố rằng, các thị trường chứng khoán của Trung Quốc cũng chấp nhận đồng Yuan của họ cho việc mua bán dầu mỏ bên cạnh đồng đô la Mỹ. 
Đối mặt với nguy cơ lệ thuộc vào năng lượng và mất khả năng kiểm soát toàn cầu, gần đây một chương trình ra đời tại Mỹ và Canada với mục tiêu „Energy Independence“, tức là tránh khỏi sự lệ thuộc vào năng lượng của nước ngoài và đồng thời đưa hai nước trở thành nguồn xuất khẩu ra khắp thế giới. Các công nghệ khai thác dầu từ cát, từ đá phiến sét được đẩy mạnh và hỗ trợ vốn và tất nhiên, chỉ thanh toán bằng đồng USD cho việc xuất khẩu nếu có. Ukraina và Ba Lan là hai nơi mà Mỹ dự kiến khuếch trương thế lực của khí đá phiến sét của mình ra thế giới, tiếp sau đó là các nước khác trong khu vực châu Âu, bao gồm cả Đức.
Nếu thế giới chỉ có một Sadam Husein, một Gaddafi hay một Hugo Chavez, việc ấy với nước Mỹ không phải là quá khó. Nhưng với Trung Quốc, Iran, Nga cùng quá nhiều nước khác cùng một lúc, chiếm không được, cưỡng bức cũng không xong, với nước Mỹ là điều quá khó nuốt. Petrodollar đang bước vào thời kỳ suy thoái. Trước kia FED có thể in tiền ra đưa bất cứ ai vay để họ mua dầu mỏ, rồi theo vòng luẩn quẩn họ vẫn mua vũ khí hay các mặt hàng khác của Mỹ, thì nay đã khác. Dù là Rúp hay Yuan và tất nhiên kể cả Euro, tiền nào cũng mua được dầu mỏ và khí đốt khiến cho đồng đô la do FED in ra ngày càng quay vòng chậm hơn khiến cho đồng tiền trở về Washington thấp hơn bao giờ hết. Đế chế Petrodollar sụp đổ, nói chính xác khi dầu mỏ không còn thanh toán bằng đô la, đó cũng là ngày mà nước Mỹ hết đường cứu chữa.
Theo Khai Phùng
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.