 |
Tượng thần Anubis tại Động Kincaids |
“Zoroaster sống ở Ai Cập trong khoảng thời gian đất nước đang gặp khó khăn và đất nước đang trở thành một quốc gia nghèo. Tên dùng của Zoroaster là Joseph vì ông thờ một thần có địa vị cao hơn thần mặt trời Ra trên thiên đường, người biết về giấc mơ của Pharaoh. Ông xây một chiếc thuyền có cánh (mái chèo) có sức chứa lớn để chở người và tìm ra hạt giống cũng như vàng bạc cho người Ai Cập. Khi ông ta trở về Ai Cập, chiếc thuyền của ông chở đầy vàng và hạt giống. Pharaoh phong cho ông làm người cai quản Ai Cập và gọi ông là Zaphenat – Pa’aneah. Pharaoh cũng giống như một người cha của vua Zaphanath Paaneah.”
Đây là một thành phố trong hang của người Ai Cập cổ được gọi là Động Kincaids được đặt theo tên của G.E. Kincaid, người đầu tiên tìm ra nó lúc còn làm việc cho S. A. Jordan.
G. E Kincaid phục vụ trong quân đoàn thuỷ binh. Sau khi nghỉ hưu, ông đã làm việc cho S. A. Jordan trong vị trí một nhà khảo cổ.
S. A Jordan được Viện Smithsonian cử đến Grand Canyon để điều tra các thông tin cung cấp bởi John Westly Powell.
Hệ thống hang động này toạ lạc tại Cliff Wall, cao hơn 120 mét so với sông Colorado ở Grand Canyon. Những nhà khảo cổ dự đoán hang động nhân tạo này có tuổi thọ khoảng 3000 năm với chiều cao khoảng 152 mét và hệ thống đường hầm dẫn tới sảnh lớn.
Ngày nay vị trí củathành phố hang động này đã xuống thấp hơn nhiều so với khi mới khởi công, vì mực nước sông Colorado thời đó được dự đoán là thấp hơn hiện nay khoảng 91 mét.
Đây là một bức tượng bằng vàng của vị vua Ai Cập tên là Khyan (một số cách gọi khác là Khian hoặc Khayan), được tìm thấy trong hang, trên tay cầm hai đoá hoa sen. Hoa Sen là một biểu tượng quốc gia của Ai Cập cổ.
Bức tượng được đặt ở vị trí giao điểm đầu tiên của các đường hầm, đúng với cách sắp xếp các bức tượng vua chúa Ai Cập trong các hang động ở Thung Lũng Của Các Vị Vua. Thung lũng này là nơi các vị vua Ai Cập đã từng sinh sống trước khi các kim tự tháp và các thành phố cổ trên mặt đất được xây dựng ở Ai Cập.
Những chùm ánh sáng quyền lực toả ra từ ký hiệu tượng hình đặc trưng của vua Khyan cho thấy ông là một vị vua rất có quyền lực trong thế giới giới Ai Cập cổ đại. Theo ghi chép thì Khyan là hiện thân của Zaphanath (Josepth), người đã thống trị toàn Ai Cập tại thủ đô Avaris năm 1610 đến năm 1580 trước công nguyên.
Tất cả các vị vua Ai Cập và các Pharaoh đều có một ký hiệu tượng hình cho riêng mình để nhận diện. Biểu tượng và cả tên của vua Khyan đã được tìm thấy trên bệ của bức tượng. Bên góc cao bên trái của biểu tượng chính khắc trên bệ cho thấy vua Khyan là Người Con “tay phải” của dân tộc Hebrew Semitic có nghĩa là người con trai đầu lòng. Còn biểu tượng ở trung tâm bệ là biểu tượng tượng hình đặc trưng của vua Khyan với chùm ánh sáng quyền lực của mình và ông đang nắm giữ cây gậy của Chúa trong tay. Không còn nghi ngờ gì nữa. Khyan chính là hiện thân của vua Zaphnath ở Ai Cập, người được nhắc đến trong kinh thánh với tên Joseph.

Bức phù điêu bằng vàng này được tìm thấy trong thành phố hang động ở Grand Canyon. Nó là một cuốn sách sử ghi lại những cái tên bắt đầu từ sự kiện vua Zaphnath đến Aztlan và thông tin về sự kiện hiện thân của ông, vua Khyan đến, Grand Canyon. Ký hiệu cho vùng đất thứ 2 của Ai Cập được cai quản bởi vua Zaphnath có tên là Memphis được tìm thấy ở góc dưới bên trái của bức phù điêu. Bên góc trái có chữ F, theo ngôn ngữ Do Thái Mỹ (cũng là ngôn ngữ của vua Khyan), nghĩa là Family. Các ghi chep lịch sử của Aztlan cũng được tìm thấy ở mặt sau của bức tượng.
 |
Đây là một bức phù điêu khác tìm thấy trong Động Kincaids. |
Mặc dù nó nhỏ hơn so với những phù điêu khác được tìm thấy tại Grand Canyon nhưng bức này được xem là có kích cỡ cũng như tầm vóc lịch sử lớn nhất đối với những nhà khảo cổ Smithsonian. Nó ghi chép lại thông tin của vua Akhenaten, nữ hoàng Nefertli cũng như tổ tiên và con cái của họ, trong đó có vua Zaphnath. Một trong những sự kiện được ghi chép lại là vua Akhenaten đã khôi phục giáo phái Amon Semitic tại Saqqare Ai Cập. Vua Akhenaten trị vì Ai Cập trong khoảng năm 1353 đến 1336 trước công nguyên. Theo ghi chép, con trai của ông là Seteprene, vừa là người cai quản Grand Canyon, vừa là vua của Saqqare Ai Cập. Những thông tin này cho thấy các vị vua Ai Cập cổ đại đã có những hành trình qua lại giữa Grand Canyon và Ai Cập.
Những mẫu vật bằng vàng này từ Động Kincaid là những mẫu vật duy nhất từ Grand Canyon được trưng bày tại viện Smithsonian ở Washington DC. Hai tượng ở phía sau là Vua Akhenaten và Hoàng Hậu Nefertli.
Còn đây là mẫu vật đại diện cho vua Aperanat, một vị vua tại Saqqara Ai Cập, cũng được tìm thấy tại Grand Canyon. Tại Ai Cập, vua Aperanat rất có quyền lực. Ông cai quản cả những người không phải là dân Ai Cập.
Bức tượng đồng này được tìm thấy trong Động Kincaids, được xác định là bức tượng của Anubis. Không thể tưởng tượng được là ông ta cũng đến Grand Canyon. Anubis là một xác ướp ai cập nổi tiếng, người tin vào “cõi âm”.
Con đường mòn Seth là một điểm du lịch nổi tiếng ở Grand Canyon.
Người Ai Cập cổ có các chốt khai thác đồng, bạc và vàng tại Grand Canyon. Có rất nhiều các tàn tích của của các lò nung và lò luyện kim Ai Cập ở Grand Canyon. Những lò nung và lò luyện kim này toạ lạc ở cao nguyên thứ 2 của Grand Canyon, nơi đây nhiều hầm khai và các thành phố hang động của người Ai Cập cũng được tìm thấy tại các vách núi ở tầng 2 của cao nguyên Grand Canyon.
Mặc dù đền thờ Iris ở Grand Canyon ngày nay đã hư hại nhiều, chúng ta vẫn có thể thấy các chữ tượng hình của người Ai Cập cổ trên vách của ngôi đền. Đền Iris có một lối vào rõ ràng nhưng chỉ vào sâu chừng vài mét, nó đã bị đóng kín.
Công viên quốc gia sẽ không cho phép bất kỳ ai khai quật khu đền thờ kim tự tháp.
Bức tượng vàng này được tìm thấy tại Động Kincaids. Nó tượng trưng cho thần Iris và hiện đang được trưng bày tại Viện Smithsonian ở Washington DC. [Theo truyền thuyết Ai Cập, Iris là vị nữ thần của sức mạnh và tình yêu]. Bà là con gái đầu lòng của thượng đế, mà theo người Ai Cập, là vị thần đầu tiên trên trái đất. Tình yêu tràn ngập trong tim Iris. Hình dạng của Iris trong tấm hình này thể hiện trái tim của bà.
Còn bức tượng vàng này là của Amunet, Thần Bí Ẩn [Theo truyền thuyết Ai Cập, Amaunet là một vị thần bí ẩn và là nữ thần của thiên đường]. Amaunet đã sinh ra một quả trứng sáng óng ánh như vàng và là tia nắng mặt trời đầu tiên của Ai Cập. Sau đó Amaunet nhận ra bà đang sở hữu một đôi cánh và bay từ thiên đường đến Ai Cập. Rồi tất cả mọi người đều biết đến Amaunet nên bà không còn là thần bí ẩn nữa.
Người da đỏ bản xứ đã nói với kiểm lâm ở khu công viên quốc gia Gran Canyon rằng địa điểm trên là một toà tháp của Ra. Chỉ một số ít văn tự cổ Ai Cập được tìm thấy tại đây do toà tháp do đã bị hư hại nặng.
Người Ai Cập cổ cũng xây dựng nhiều khu vực giải trí tại Grand Canyon. Những khu nhà này ngày xưa có mái gỗ nhưng nay đã không còn giữ được nữa. Ở đây có nhiều sân lớn cho các môn chạy đua, các trò chơi, khu tắm vòi sen và nhà nghỉ dưỡng cho các đội thể thao. Ngoài ra, khu vực này còn có cả nhà hát rộng lớn cho các buổi hòa nhạc và bếp để chế biến thức ăn cho các vua Ai Cập, các vận động viên và các nhạc công.
Khu đường hầm phức hợp này được G.E. Kincaid tìm thấy là một lăng mộ tổng hợp. Những xác ướp ở đây được chôn âm tường hoặc trên các tảng đá lớn. Thời gian mà người Ai Cập đến Grand Canyon được xác định bằng phương pháp tính tuổi carbon của các xác ướp này. Xác ướp có tuổi tho lớn nhất là từ khoảng năm 1600 trước công nguyên.