Văn hóa thần truyền
Chương “Sáng thế” trong Kinh Thánh của người phương Tây giảng rằng: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất“. Truyền thuyết của người Trung Quốc kể lại rằng Bàn Cổ “mang lại trật tự cho sự hỗn độn bằng cách từ hư không mà tạo ra vạn vật, và tạo ra Trái Đất đầu tiên…” Chúng ta hiểu được rằng nguồn gốc vũ trụ được tạo ra như thế nào trong cả hai truyền thuyết của phương Tây lẫn của Trung Quốc về căn bản là không khác nhau. Cả hai đều nói rõ ràng rằng trời và đất đã được tạo ra để dành riêng cho nhân loại.
Hình ảnh minh họa các thiên nữ trải hoa
Thật ra, các truyền thuyết này đã thực sự vén mở điều bí ẩn của vũ trụ, cho chúng ta biết rằng vạn vật được tạo ra để cho nhân loại có thể tồn tại. Những thứ được tạo ra gồm có ngọn núi xanh tươi, con suối trong vắt, thảm cỏ tươi tốt, các nẻo đường, những con phố, và các thành thị. Hàng ngàn loài chim và hàng trăm loài thú sống trên núi, hàng ngàn loài cá bơi dưới nước, và có thật nhiều nguồn lương thực trên Trái Đất để nuôi sống mọi người. Tất cả đều được tạo ra chủ yếu là để dành cho sự thưởng ngoạn, sống còn và phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta phải nhấn mạnh rằng đây là một ân huệ chứ không phải là quyền lợi. Nhân loại được ban cho cơ hội làm chủ Trái Đất. Nhưng ngược lại con người phải tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức nhất định. Điều quan trọng là phải nhớ rằng được làm người là một đặc ân đi kèm với trách nhiệm, ví dụ như duy trì các chuẩn mực đạo đức. Nếu nhân loại làm trái với các pháp lý đã tạo nên sự sống trong vũ trụ, bỏ qua việc bảo tồn các giá trị đạo đức, làm việc xấu và không phù hợp với các tiêu chuẩn tâm tính thì hậu quả sẽ liền kề. Do vậy, chúng ta phải nhớ rằng nhân nào sẽ sinh ra quả nấy. Nhân loại sẽ không được cho phép làm người nữa. Khi đó sự tồn tại của nhân loại đối mặt với nguy hiểm và Trái Đất sẽ không dung chứa họ nữa.
Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công đã giảng: “Người vô đức, thiên tai nhân hoạ. Đất vô đức, vạn vật điêu tàn.” (Pháp Chính – Tinh Tấn Yếu Chỉ). Trong lịch sử nhân loại có nhiều bài học về các thảm họa xảy ra khi nhân loại suy đồi. Thậm chí ngày nay cũng có nhiều thiên tai chỉ ra cho con người thấy rằng họ không được làm trái với quy luật của vũ trụ.
1. Bài học từ các sự kiện lịch sử xảy ra hàng ngàn năm trước
Khoảng 4000 năm TCN, một chủng tộc tên là Sumerian đã di cư tới vùng Lưỡng Hà và xâm chiếm dân tộc Semite và Ubaidian. Văn hóa của người Sumerian phát triển rất cao và nhờ đó họ đã xây dựng được một nền văn minh thịnh vượng. Khoa học của người Sumerian rất tiên tiến và họ đã phát minh ra hệ thống chữ viết tượng hình sớm nhất trong lịch sử, phát triển được hệ thống số học, am tường thiên văn, gồm có kiến thức về các hành tinh và vũ trụ, và cảm thụ văn học. Ví dụ như họ đã có thể ước tính tốc độ quay của mặt trăng với sai số 0,4 giây so với khoa học ngày nay. Hơn thế nữa, người Sumerian còn có một hệ thống số học được chuẩn hóa, dựa trên hệ “lục thập phân” (cơ số 60) trong khi hệ số của chúng ta ngày nay thuộc hệ “thập phân” (cơ số 10). Do đó người Sumerian đã có thể tính toán với những con số rất lớn đến 15 chữ số.
Chủng tộc Sumerian cũng có một hệ thống nông nghiệp bao phủ rộng rãi nhờ có đất đai màu mỡ và sự phát triển của các hệ thống tưới tiêu phức tạp. Qua thời gian, những kỹ thuật này thúc đẩy sự nhiễm mặn mạch nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước và xói mòn đất đai. Hậu quả là người Sumerian thấy rằng nguồn lương thực trở nên khan hiếm và không đủ ăn. Nguyên nhân là do lượng muối tích tụ trong đất tại các vùng canh tác nông nghiệp đã đạt đến mức gây ngộ độc cho cây trồng. Cơ bản là muối trong đất đã hút hết nước và không cho cây trồng lấy nước trong đất. Sản lượng hoa màu dần dần giảm xuống và nhiều cánh đồng trở nên cằn cỗi.
Người Sumerian buộc phải khai khẩn các vùng đất canh tác mới để bù đắp cho sự thiếu hụt sản lượng hoa màu trên vùng đất của họ. Một phương pháp mà họ đã vận dụng là phá rừng. Sau một thời gian, các vấn đề tương tự lại diễn ra. Khi muối tích tụ trong vùng đất này thì các vùng đất mới phải được khai phá. Cho đến khi họ cạn kiệt tài nguyên đất và rơi vào hoàn cảnh bi đát. Trong vòng 3 thế kỷ, lượng muối tích tụ đã làm giảm 40% năng suất hoa màu. Sản lượng sụt giảm dẫn đến nguồn lương thực khan hiếm. Tuy vậy dân số lại không ngừng tăng lên, nhưng các nhà cầm quyền lại không thể nuôi được nhiều quân lính, nhân công và giáo sĩ. Ghi chép trong lịch sử ghi nhận rằng hệ thống nông nghiệp của họ sụp đổ năm 1800 TCN. Từ đó nền văn minh huy hoàng một thời đã đi vào dĩ vãng.
La Bố Bạc là một hồ nước khô cạn rộng 3.000 km vuông tọa lạc ở vùng biên giới phía Tây Nam của Trung Quốc. Nó nằm dưới chân phía Nam của núi Thiên Sơn, thuộc nội địa tỉnh Tân Cương, tại rìa của sa mạc Khắc Lạp Mã Kiền, đối diện thung lũng Tháp Lý Mộc. Nhìn qua ảnh chụp từ vệ tinh, người ta có thể thấy hồ La Bố Bạc là một hoang mạc cát mênh mông với nhiều hố cát. Các ghi chép lịch sử và kết quả khai quật cho chúng ta biết rằng trong suốt thế kỷ thứ 2 SCN có một thành phố nhộn nhịp nằm ở phía Tây Bắc của hồ La Bố Bạc, thành cổ Lâu Lan, đã từng phát đạt trong hơn 800 năm. Thành Lâu Lan là thủ phủ của tỉnh Lâu Lan và là một thành phố quan trọng trên “con đường tơ lụa”. Do vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế lúc bấy giờ, nên thành Lâu Lan có dân số rất đông, đặc biệt là giới tiểu thương và doanh nhân. Ngày nay sự thịnh vượng của ngày xưa chỉ có thể được phản ánh qua các di tích khai quật và trong trí tưởng tượng.
Hồ La Bố Bạc còn có tên là La Bố Náo Nhĩ, tiếng Mông Cổ nghĩa là “hồ đầy nước“. Trước đây nó là một vùng trũng nên đã trở thành một lòng chảo tích nước, gọi là Lòng chảo Tháp Lý Mộc thuộc tỉnh Tân Cương. Nhiều dòng sông đổ về hồ này, chẳng hạn như sông Sơ Lặc đổ từ phía Đông, và sông Tháp Lý Mộc, sông Khổng Tước và sông Xa Nhĩ từ phía Tây. Trong cuốn Sơn Hải Kinh xuất xứ đầu triều Tần, hồ La Bố Bạc được gọi là “ấu trạch” (hồ trẻ). Theo Hán Thư, trong thế kỷ thứ 1, hồ này vẫn còn bao phủ một vùng rộng “300 lý vuông” (1199,68 km vuông), và “mực nước trong hồ không thay đổi từ mùa hè sang mùa đông”. Theo các ghi chép lịch sử, Con Đường Tơ Lụa ra đời sớm nhất chạy dọc theo bờ phía Bắc của hồ La Bố Bạc và dọc theo lưu vực cũ của sông Khổng Tước. Sau đó Con Đường Tơ Lụa được dời sang bờ Nam của hồ. Tương truyền rằng vùng đất dọc theo Con Đường Tơ Lục có dân cư dày đặc và có nhiều thương nhân cũng như cư dân sinh sống ở đó. Các di tích khảo cổ cho thấy các nền văn hóa Đông và Tây sống dung hòa với nhau. Ghi chép lâu đời nhất về thành Lâu Lan có thể được tìm thấy trong Sử Ký của Tư Mã Thiên rằng: “Lâu Lan và Cô Sư được bao bọc bởi thành quách và cả hai đều nằm cạnh một hồ nước mặn“. Người ta còn tìm thấy đá ngọc bích ở vùng lân cận của Lâu Lan và dọc theo bờ hồ có nhiều cây lau sậy, liễu, các loại cây nhỏ và cỏ trắng. Có vẻ như những người du mục có thể đã sống trong vùng này, vì họ thường sống gần nguồn nước, nơi có cỏ và nước để nuôi ngựa, lừa và lạc đà của họ. Không ai biết điều gì đã xảy ra với thành phố này, nhưng có ghi chép rằng thành Lâu Lan “biến mất một cách kỳ bí” sau năm 700 SCN. Khi Marco Polo thám hiểm tới vùng đất này năm 1224 SCN, ông chỉ thấy toàn cát và cả thành phố đã bị chôn vùi trong sa mạc. Ông không tìm thấy bất kỳ sinh vật sống nào khác ngoài hàng tấn cát vàng.
Thật sự có những vùng đất trù phú đã biến mất khắp nơi trên thế giới do một sự kiện thảm khốc hay vì lý do nào đó. Nhiều nền văn minh đã bị xóa sổ bởi vì đất đai quá cằn cỗi, bị tàn phá và không còn phù hợp với sự sống.
2. Lạm dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm