ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,687,233,275
Stories: 8,388,358
Profile image
0
0
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 29
Đôi điều suy nghĩ từ vụ án Huỳnh Thị Huyền Như
Tuesday, February 18, 2014 0:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tòa sơ thẩm đã tuyên Huyền Như phải chịu trách nhiệm bồi thường gần 4.000 tỷ đồng nhưng dư luận cho rằng, trong phiên phúc thẩm tới đây, Vietinbank không thể đứng ngoài cuộc.

Trong những ngày qua thông tin đại chúng đã nói rất nhiều về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trong vụ án này có nhiều quan điểm khác nhau.

Các Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị hại thì cho rằng Huỳnh Thị Huyền Như là cán bộ có chức quyền của Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh dùng thủ đoạn gian dối như làm dấu giả, chữ ký giả của lãnh đạo Ngân hàng Vietinbank và Vietinbank Nhà Bè để chiếm đoạt tài sản thì Vietinbank phải là người bồi thường số tiền bị chiếm đoạt gần 4000 tỷ đồng cho những người bị thiệt hại.

Còn quan điểm của Viện kiểm sát công tố tại phiên tòa và cuối cùng là kết quả của bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án ngày 27/01/2014 đã buộc Huỳnh Thị Huyền Như phải bồi thường thiệt hại gần 4000 tỷ cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.

Vietinbank không thể đứng ngoài cuộc

Luật sư Hồ Quốc Tuấn (Đà Nẵng) cho rằng, đây không phải là vụ án phức tạp, nhưng tính chất của nó là vụ đại án vì số tiền bị cáo Huyền Như chiếm đoạt gần 4000 tỷ là đặc biệt lớn chưa từng có trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam.

Dù tòa sơ thẩm đã tuyên Huyền Như phải chịu trách nhiệm, nhưng trong phiên phúc thẩm tới đây, dư luận vẫn trông chờ kết quả ai là người phải bồi thường thiệt hại, Ngân hàng Vietinbank chịu trách nhiệm như thế nào và Huỳnh Thị Huyền Như sẽ chịu trách nhiệm đến đâu?

Theo luật sư Hồ Quốc Tuấn, đây là bài toán pháp lý không khó, cái khó ở đây là nhận thức về pháp luật trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng của các Cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hồ Chí Minh xử lý thế nào cho đúng với quy định của pháp luật. Đối với vụ án này cần phải phân định một cách rạch ròi, phải căn cứ vào các quy định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để xử lý chính xác, không để bất cứ bên nào phải bị thiệt hại, không để thất thoát tiền của tổ chức, cá nhân đã tin tưởng gửi vào tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiền gửi tiết kiệm hợp pháp tại Ngân hàng Vietinbank.

Luật sư cũng cho rằng, đối với vụ án này Ngân hàng Vietinbank không thể đứng ngoài cuộc như bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phán xử, về góc độ pháp lý thì Huyền Như lúc bấy giờ đang giữ Chức vụ Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank đã dùng thủ đoạn gian dối thông qua sử dụng dấu giả, chũ ký giả để chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Vietinbank và của một số tổ chức, cá nhân.

Vì sao vậy? Luật sư phân tích, Huyền Như vừa chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Vietinbank và vừa chiếm đoạt tiền của một số tổ chức, cá nhân, bởi vì theo nguyên tắc bất kể nguồn tiền của khách hàng nào đã vào tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Vietinbank thì Ngân hàng Vietinbank phải hạch toán số tiền này là tài sản của mình, Vietinbank với tư cách là Bị đơn dân sự phải tham gia tố tụng tại tòa án ( Bởi Vietinbank là pháp nhân đầy đủ còn Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Vietinbank không đủ tư cách tham gia tố tụng tại Tòa án trừ trường hợp Vietinbank ủy quyền ) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng đã gửi tiền vào tài khoản thanh toán và tài khoản tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Vietinbank là đúng pháp luật.

Cũng theo luật sư Hồ Quốc Tuấn, nếu Tòa án cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa Ngân hàng Vietinbank tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, căn cứ vào những quy định sau đây:

Thứ nhất là Nghi định số 64/2001/NĐ – CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Điều 18 của Nghị định này đã quy định: “ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại cho bên liên quan do vi phạm quy định hoặc thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán”.

Thứ hai là Quyết định số 1284 /QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Ngân hàng Nhà nước ban hành “ Quy chế mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng ”. Về trách nhiệm của Ngân hàng. Điều 12 của Quyết định này đã quy định như sau:

1, Hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ mở tài khoản, lập chứng từ giao dịch và các quy định có liên quan trong việc sử dụng tài khoản. Ngân hàng có trách nhiệm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các tài khoản sai hoặc sử dụng chưa chính xác.

2, Thực hiện đầy đủ, kịp thời các lệnh thanh toán, các yêu cầu sử dụng tài khoản của khách hàng phù hợp với quy định hoặc thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. Kiểm soát các lệnh thanh toán của khách hàng, đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, hợp pháp, hợp lệ và khớp đúng với các yếu tố đăng ký; cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại dịch vụ, phương tiện thanh toán cần thiết phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng qua Ngân hàng.

3, Thực hiện hạch toán theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ nhận được. Điều chỉnh các khoản mục bị hạch toán sai, hạch toán không đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội dung sử dụng của tài khoản theo quy định.

4, Gửi kịp thời, đầy đủ Giấy báo nợ, Giấy báo nợ, Giấy báo Có, Bản sao số tài khoản, Giấy báo số dư tài khoản theo yêu cầu của người sử dụng tài khoản, Giấy báo số dư tài khoản theo yêu cầu của người sứ dụng tài khoản. Thông tin kịp thời về những giao dịch thanh toán và số dư tài khoản cho khách hàng theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

………………

8, Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình.

Chiếu theo quy định, đối với số tiền gửi nào mà Huỳnh Thị Huyền Như yêu cầu tổ chức, cá nhân gửi vào tài khoản của Ngân hàng khác không phải là tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiền gửi tiết kiệm vào Ngân hàng Vietinbank và đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt thì Huỳnh Thị Huyền Như phải bồi thường cho tổ chức, cá nhân đó.

Dấu hỏi về quản lý

Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như tuy là nhân viên bình thường của Ngân hàng nhưng nó đã loan tỏa không phải ở phạm vi trong nước mà nó đã vươn ra ngoài biên giới Quốc gia.

Điển hình trong vụ án này bà Yei Pheck Joo ( người Malaysia – Tổng giám đốc Saigonbank – Berjaya, viết tắt là SBBS ) có mặt tại phiên tòa đã phát biểu ý kiến và cho rằng SBBS mở tài khoản và gửi tiền vào Ngân hàng Vietinbank chứ không phải gửi vào tài khoản của Công ty Huỳnh Thị Huyền Như.

Bà Yei Pheck Joo nói rất thẳng thắn tại tòa là Huỳnh Thị Huyền Như là nhân viên Ngân hàng Vietinbank chiếm đoạt tiền của Công ty bà mà Ngân hàng Vietinbank từ chối bồi thường là không thể chấp nhận được. Bà còn cho rằng các bạn bè của bà, những nhà đầu tư Malaysia và Singapore đang theo dõi vụ án này vì nó ảnh hưởng để quyết định đầu tư của họ ở Việt Nam. Phán quyết của tòa án sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào hệ thống ngân hàng Việt Nam, cuối cùng bà Yei Pheck Joo yêu cầu tòa án buộc Ngân hàng Vietinbank phải bồi thường cho SBBS số tiền 210 tỷ đồng.

12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.