Mời bấm vào đường dẫn xem bài và video clip “đi bắt cua đồng” :
Về sông ăn cá – Về đồng ăn cua
Ký ức của một bạn hữu góp với câu chuyện ‘Về sông ăn cá’ :
Thanks. Thấy là chảy nước miếng rồi. Con cá Tai Tượng ở hình cuối bự kinh hoàng. Nhớ hồi xưa hải hành Trường Sa, câu cá mê luôn. Mê ở chổ câu được con cá Mú nào là “một, hai, ba” vài đứa giúp kéo mạnh lên khỏi biển. Lên được tầu con cá chỉ còn cái đầu, bọn cá Nhám (lọai cá mập nhỏ) bay lên chỉa hết .. Quanh tầu vây quanh bởi may be hàng triệu cá Nhám đói ăn.
Tối còn có cái thú săn chim Hải Âu, bọn chim bay trể về Trường Sa, bay quanh chiến hạm cã ngàn con, kêu la hết ngủ luôn. Rọi đèn pha, mấy con chói mắt đâm tà tà xuống biển. Nhưng không có con chim nào đâm xuống đụng nước biển vì đám cá Nhám đã bay lên táp liền.
Tối hôm ấy chiến hạm vui như Tết, lính biển reo hò cã đêm tới sáng vẫn còn rùm beng ngoài bong tầu. Mất đi Hòang Sa và một số đảo lớn ở Trường Sa thật là đáng tiếc.
Anh bạn ở PCE kể lại vào ngày cuối chiến tranh ở Trường Sa. Sau khi HQ14 đón đại đội đia phương quân rút lui thì có 3 chiến hạm tiến tới chiếm đảo, 2 chiếc của Trung Quốc và một chiếc của Bắc Việt. Thủy thủ đòan PCE làm một quyết định đáng được ghi nhớ là đơn thân độc mã tấn công hai chiến hạm TQ bỏ chạy, bảo vệ cho chiến hạm Bắc Việt đổ bộ lính lên chiếm đảo. Chiến hạm Bắc Việt đánh cờ đèn cám ơn PCE và chúc thượng lộ bình an .. War over (Khánh)
Trần Văn Tư (chuyển tiếp)
NHỚ NGÀY ”TÔI ĐI HỌC”
Tháng năm, ngoảnh lại xa rồi
Ngày xanh, tôi ngỡ quên đời dở dang …
Từ ai mang cả thu vàng
Cho tôi Thanh Tịnh vào trang vỡ lòng …
Từ ai gieo phấn vàng thông
Cho tôi Xuân Diệu trang hồng điểm son …
Cây cằn lại nẩy chồi non
Khơi dòng nhựa cũ hãy còn hồn nhiên
Bấy lâu lá rủ muộn phiền
Hoa lòng lại nở bút nghiên rộn ràng …
Rập rình bài vở xênh xang,
Trong tôi mầu nhiệm thiên đàng tái sinh
Lê Ngọc Phú (NK 69-76)
TÂM SỰ TÔ-MA
Lạy THƯỢNG ĐẾ, sao NGƯỜI lại trách con
Khi con cần có bằng chứng xác thực ?
Con không muốn một niềm tin dễ dãi
Bởi tin đồn, bởi phóng đại điêu ngoa
oOo
CHÚA ôi, người thế gian lừa lọc
Chúng nhân danh cả THƯỢNG ĐÉ CHÍ NHÂN
Rồi gieo rắc tai ương và oan khốc
Mấy nghìn năm máu lệ chẳng ngừng rơi…
oOo
Chúng nặn ra bao học thuyết hão huyền
Rồi huyễn hoặc bằng ngôn từ xảo trá
Bằng xích xiềng ngàn năm chẳng đứt
oOo
Chính vì thế con không tin đồng đạo
Con ngờ họ là những kẻ mộng du
Chân bước đi mà mắt thì nhắm tít
Tim ngừng đập miệng vẫn đáp “A-men”
oOo
Chính vì thế con muốn sờ, muốn thấy
Năm dấu THÁNH của nghiệt ngã chiều xưa
Mà dân CHÚA đã nhân danh công lý
Treo NGƯỜI lên trên đỉnh núi ê chề
oOo
Lạy THƯỢNG ĐẾ, sao NGƯỜI lại trách con
Khi con muốn có chứng cớ xác thực
Để con TIN và THEO ĐẾN TẬN CÙNG ?
Không khiếp đảm như PHÊ-RÔ đêm đó
Chối THẦY ba lần rồi khóc lóc ăn năn…
Kiều Uyên Du
Vào một ngày chủ nhật của năm 1884, một cô gái nhỏ đứng gần cửa ra vào của nhà thờ, nơi cô bị đẩy ra vì trong đó đã quá đông. “Con không vào lớp được”- Cô khóc thút thít với vị mục sư khi ông bước ngang qua.
Nhận thấy cô bé ăn mặc tiều tụy và không gọn gàng, vị linh mục đoán được lý do. Ông nắm tay cô gái nhỏ, dẫn vào trường và tìm một chỗ cho cô bé trong một lớp học chủ nhật của nhà thờ. Đứa bé đã rất vui mừng vì người ta đã tìm được một chỗ cho bé và trong giấc ngủ đêm đó, bé đã nghĩ đến những đứa trẻ không có chỗ nào để ca tụng Thiên Chúa.
Hai năm sau, cô gái nhỏ đó đã chết trong căn hộ nghèo nàn của gia đình sau thời gian ốm bệnh. Bố mẹ em đã nhờ vị mục sư tốt bụng người đã làm bạn với con gái nhỏ của họ để làm những thủ tục cuối cùng.
Khi mang xác em đi, người ta tìm thấy một cái ví đỏ nhàu nát, sờn rách mà có vẻ đã được em nhặt về từ một thùng rác nào đó. Bên trong có 57 xu và một mảnh giấy viết nguệch ngoạc nét chữ trẻ con ghi “số tiền này để giúp xây dựng một nhà thờ to hơn chút nữa để có thêm nhiều trẻ em được đến trường học chủ nhật”. Trong hai năm, em đã tiết kiệm được từng đó với tình yêu trong sáng.
Khi mục sư đọc những dòng đó, nước mắt ông chảy dàn dụa và ông biết ngay lập tức ông cần làm gì. Mang mảnh giấy nhỏ và chiếc ví rách lên bục giảng kinh, ông kể câu chuyện về sự dâng hiến và tình yêu không ích kỷ của cô gái nhỏ.
Ông kêu gọi các thầy sáu hãy làm việc tích cực hơn để kiếm đủ tiền để xây dựng một tòa nhà lớn hơn. Câu chuyện không dừng ở đó… Một tờ báo biết được câu chuyện và đăng tải nó. Một nhà đầu tư bất động sản đã đọc và ông đề nghị bán cho nhà thờ một mảnh đất trị giá hàng ngàn dollars. Khi được biết, nhà thờ không có từng đó tiền, ông đề nghị bán với giá 57 xu. Ông sau đó tặng lại nhà thờ 54 xu và 54 đồng xu có ghi năm 1886 này hiện đang được trưng bày… ở đâu thì xin đọc tiếp đoạn dưới.
Các thành viên nhà thờ hiến tặng những khoản tiền lớn. Checks được gửi đến từ mọi nơi… Trong vòng 5 năm, món quà của cô gái nhỏ đã tăng lên tới $250,000; một khoản tiền khổng lồ vào thời điểm của những năm đầu thập niên 1890. Tình yêu không vụ lợi của cô gái nhỏ đã mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Khi bạn đến thăm thành phố Philadelphia, hãy đến thăm Nhà thờ Temple Baptist, nơi có thể chứa tới 3300 người. Và cũng đừng quên ghé thăm Đại học Temple, nơi hàng ngàn sinh viên đang được đào tạo; nơi 54 đồng xu của cô gái nhỏ đang được trang trọng trưng bày trong thư viện của trường.
Bạn cũng đừng quên tới thăm bệnh viện Good Samaritan và tòa nhà trường học Chủ nhật dành cho hàng trăm em nhỏ dễ thương được xây lên để không một đứa trẻ nào trong vùng sẽ bị bỏ rơi bên ngoài trong giờ học ngày Chủ nhật. Trong một trong các phòng trong tòa nhà này có treo bức ảnh dễ thương của cô bé nhỏ đã hiến tặng 57 xu cho nhà thờ, Hattie May Wiatt và vị mục sư đã có công gây dựng nên tất cả cơ sở Đại học đó, mục sư Rusell H. Conwell, tác giả của cuốn sách “Hàng hecta kim cương”.
Bài diễn văn của mục sư Rusell H. Conwell ngày khánh thành trường Đại học Temple năm 1912 có thể đọc tại đây : The history of fifty-seven cents
Yên Huỳnh post
Hi các bạn.
Chuyển tiếp đến các bạn một bài đọc về y khoa phòng ngừa rất có ích cho tuổi tôi đi giữa hoàng hôn. Chúc vui khỏe. Thân chào
phutrinh
Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác. Chúng ta cùng nhau tập dùng thử :
I/. Sức khỏe : Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa : “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.
II/. Bí quyết trường thọ
1/. Chấp nhận với những gì mình đang có
2/. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3/. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.
III/. Phòng ngừa bệnh tật
1/. Không vui quá hại tim – 2/. Không buồn quá hại phổi – 3/. Không tức quá hại gan – 4/. Không sợ quá hại thần kinh – 5/. Không suy nghĩ quá hại tỳ – 6/. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên - 7/. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
IV/. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư - Một quả cà chua: chống tăng huyết áp – Một lát gừng: chống viêm nhiễm- Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch – Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo – Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng – Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.
V/. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại: