Một người phụ nữ toạ thiền Pháp Luân Công. Các khoa học gia phát hiện rằng thiền định và suy nghĩ lạc quan có thể tạo nên biến đổi dài hạn và phát triển tích cực ở đại não.
“Tất cả hiện trạng của chúng ta là kết quả của những gì chúng ta đã suy nghĩ. Tư tưởng là quan trọng nhất. Chúng ta nghĩ gì thì chúng ta sẽ trở thành như thế” – theo như Phật Gautama Siddhartha (Phật Thích Ca)
Theo như Tiến sỹ Joe Dispenze, mỗi khi chúng ta học hoặc trải nghiệm điều mới, có hàng trăm triệu neuron tự tái cấu trúc.
Tiến sỹ Dispenze nổi tiếng trên toàn thế giới với học thuyết vượt thời đại liên quan đến mối liên hệ giữa ý thức và vật chất. Ông có lẽ được biết đến nhiều nhất với tư cách là một trong những khoa học gia trong chương trình được tán dương năm 2004 Chúng Ta Biết Được Những Tín Hiệu Nào, đóng góp của ông đã giúp khai mở những tính chất siêu thường của tư duy và khả năng của tư duy trong việc tạo ra những liên kết thần kinh bằng cách nghiêm túc tập trung tư tưởng.
Hãy thử tưởng tượng: trong mọi trải nghiệm mới, một liên kết thần kinh được thiết lập trong đại não chúng ta. Với mọi cảm thụ, hình ảnh hoặc cảm xúc chưa từng trải qua trước đó, cơ cấu của một liên kết mới giữa hai trong hơn 100 tỷ tế bào đại não là không đáng kể.
Nhưng hiện tượng này cần được củng cố thường xuyên nhằm tạo ra thay đổi thật sự. Nếu trải nghiệm này lặp lại trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, liên kết trở nên mạnh hơn. Nếu trải nghiệm không xuất hiện trong một thời gian dài, liên kết có thể trở nên yêu đi hoặc biến mất.
Khoa học đã từng tin rằng não bộ của chúng ta là tĩnh tại và liên kết cố định, với rất ít khả năng thay đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây trong khoa học thần kinh đã phát hiện thấy tác động của mọi trải nghiệm trên thân thể trong phạm vi tư tưởng (lạnh, sợ hãi, mệt mỏi, hạnh phúc) đều đang định hình não bộ chúng ta.
Nếu một cơn gió mát có khả năng làm dựng lông trên cẳng tay của một cá nhân, liệu tư tưởng của con người có khả năng tạo ra cảm giác tương tự với kết quả như nhau không? Có lẽ nó còn có khả năng hơn thế.
“Liệu có thể chỉ bằng suy nghĩ, chúng ta làm cho cơ chế hoá học nội tại liên tục vượt ngưỡng bình thường, đến mức cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể cuối cùng xác định những trạng thái siêu thường này như là trạng thái bình thường được hay không?” Dispenza nghi vấn trong cuốn sách xuất bản năm 2007 của ông, Phát Triển Bộ Não Của Bạn, Khoa Học Làm Thay Đổi Tư Duy. “Đó là môt quá trình tinh vi, nhưng có lẽ trước đây chúng ta chưa bao giờ chú ý nhiều đến nó.”
Dispenza tin rằng não bộ thực chất không có khả năng phân biệt một cảm giác vật lý thực tế với một trải nghiệm nội tại. Bằng cách này, chất xám của bộ não có thể dễ dàng bị đánh lừa rằng cơ thể đang trong trạng thái sức khoẻ yếu khi tư tưởng của chúng ta thường xuyên tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực.
Dispenza minh hoạ ý kiến của mình bằng cách dẫn chứng một thực nghiệm mà chủ thể được yêu cầu tập luyện ngón áp út di chuyển một thiết bị lò xo 1 tiếng mỗi ngày trong vòng 4 tuần. Sau khi lặp đi lặp lại việc kéo lò xo, ngón tay của những người này mạnh hơn 30%. Trong khi đó, một nhóm chủ thể khác được yêu cầu tưởng tượng kéo lò xo nhưng không bao giờ chạm vào thiết bị thật sự. Sau 4 tuần tập luyện tinh thần đặc biệt này, nhóm này đạt được ngón tay mạnh hơn 22%.
Bao nhiêu năm qua, các khoa học gia đã nghiên cứu những phương pháp mà ý thức chế ngự được vật thể. Từ hiệu ứng placebo ( hiệu ứng một người cảm thấy khoẻ hơn sau khi sử dụng thuốc giả) đến những người tập luyện Tummo (một môn tập luyện của các tăng nhân Tây Tạng mà người tập thật sự toát mồ hôi trong khi thiền định ở nhiệt độ dưới 00C), ảnh hưởng của phần “linh hồn” con người lên phần thể chất hiện hữu là thách thức đối với những quan niệm truyền thống về tư duy, rằng vật chất vận động theo quy tắc vật lý và tư duy đơn giản là hệ quả của những tương tác hoá học giữa các neuron.
Hơn cả niềm tin
Khảo sát của tiến sỹ Dispenza bắt nguồn từ một giai đoạn gian khó trong cuộc đời ông. Sau khi bị ô tô đâm khi đang đi xe đạp, bác sỹ tin rằng Dispenza cần được phẫu thuật ghép một vài đốt cột sống mới có thể đi lại được – một quá trình điều trị có thể làm ông phải chịu đau đớn kinh niên trong suốt quãng đời còn lại.
Tuy nhiên, Dispenza, một chuyên gia nắn khớp xương, đã quyết định thách thức khoa học và thật sự thay đổi trạng thái tàn tật của mình bằng sức mạnh của ý chí – và ông đã thành công. Sau 9 tháng tập luyện theo chương trình điều trị tập trung, Dispenza đã đi lại được. Được khuyến khích bởi thành công này, ông quyết định dành trọn đời mình cho nghiên cứu về mối liên hệ giữa ý thức và thân thể.
Với ý định khám phá sức mạnh của ý chí trong việc chữa bệnh, vị “bác sỹ não học” đã phỏng vấn hàng tá người đã từng bị bác sỹ kết luận là “suy giảm tự phát”. Đây là những cá nhân có những đau đớn nghiêm trọng, đã quyết định ngừng phương pháp điều trị thông thường nhưng vẫn chưa khỏi bệnh hoàn toàn. Dispenza nhận thấy rằng những người này đều có cùng nhận thức rằng suy nghĩ của họ quyết định trạng thái sức khoẻ. Sau khi họ chú ý tập trung thay đổi suy nghĩ của mình, căn bệnh của họ thật kỳ diệu đã được chữa khỏi.
Nghiện cảm xúc
Tương tự, Dispenza phát hiện rằng con người thật ra có một đam mê vô thức với những cảm xúc nào đó, tiêu cực hoặc tích cực. Theo như nghiên cứu của ông, những cảm xúc làm cho một cá nhân có hành vi lặp lại, theo đó phát triển một sự “nghiện” việc kết hợp những chất hoá học đặc trưng cho mỗi cảm xúc tràn ngập não bộ với một tần suất nhất định.
Cơ thể phản ứng với những cảm xúc này bằng những chất hoá học mà qua đó lại gây ảnh hưởng lên tư duy, tạo ra một cảm xúc giống hệt. Nói cách khác, có thể nói rằng một người hay sợ hãi bị “nghiện” cảm giác sợ. Dispenza phát hiện rằng khi não bộ của cá nhân này có thể giải phóng khỏi sự kết hợp hoá học của cảm giác sợ, cơ quan thụ cảm những chất này cũng tương ứng được khai thông. Điều này cũng đúng với trầm cảm, giận giữ, kích động và những sự say mê khác.
Tuy vậy, nhiều người hoài nghi những phát hiện của Dispenza, bất kể khả năng chứng minh của ông rằng suy nghĩ có thể thay đổi trạng thái thể chất của con người. Thường được gắn liền với thể loại khoa học giả tưởng, lý thuyết về “tin vào thực tại của chính bạn” không mang vẻ khoa học lắm.
Khoa học có lẽ vẫn chưa sẵn sàng để công nhận rằng thể chất có thể bị thay đổi bởi sức mạnh của tư duy, nhưng tiến sỹ Dispenza tin chắc rằng quá trình này thực sự tồn tại.
“Chúng ta không cần phải đợi khoa học cho phép chúng ta làm điều bất thường hoặc vượt ra ngoài những gì chúng ta được cho là có thể thực hiện được. Nếu vậy, chúng ta biến khoa học thành một dạng tôn giáo khác. Chúng ta nên đi lạc đường, chúng ta nên tập làm điều siêu thường. Khi chúng ta trở nên kiên định với khả năng của mình, chúng ta đúng là đang tạo nên một nền khoa học mới”, Dispenza viết.