ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,687,897,473
Stories: 8,390,707
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 158
Sự thật về Libya và Gadhafi
Sunday, August 18, 2013 0:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

“9 tập đoàn truyền thông xuyên quốc gia đang nắm và phân phối hơn 90% lượng thông tin trên thế giới theo hướng có lợi cho bọn trùm quân sự công nghiệp bằng những ngón xuyên tạc cực kỳ thâm hiểm trong nhiều tin tức trọng đại đối với toàn nhân loại”
Chuyện xưa kể rằng:
Mẹ Tăng Sâm đang ngồi quay tơ thì một kẻ hớt hải chạy đến báo:   
- Tăng Sâm giết người!
Bà liếc nhìn kẻ báo tin rồi tiếp tục công việc. Con trai bà vốn hiền lành có một.
Một lúc sau, một kẻ khác lại chạy đến báo:
- Tăng Sâm giết người!
Bà mẹ giật mình và hơi lo nhưng vẫn tiếp tục công việc.
Một khắc đồng hồ sau đó nữa, lại có kẻ hớt hải chạy đến báo:
- Tăng Sâm giết người!
Bà mẹ liền bật dậy rồi hốt hoảng chạy ra khỏi nhà.

***
Hẳn nhiều người đã biết chuyện này. Và sau này, trùm phát xít Goebbels, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyên truyền của Đức Quốc xã đã từng nói: “Sự thật là điều không có thật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần”. Nhưng rất ít người biết rằng, hiện nay, 9 tập đoàn truyền thông xuyên quốc gia đang nắm và phân phối hơn 90% lượng thông tin trên thế giới theo hướng có lợi cho bọn trùm quân sự – công nghiệp bằng những ngón xuyên tạc cực kỳ thâm hiểm trong nhiều tin tức trọng đại đối với toàn nhân loại.
Mang tính chất thời sự nóng hổi là việc chúng dựng lên đủ thứ chuyện về quốc gia và xã hội Libya biến nhà lãnh đạo Muammar Kadhafi thành ma quỷ cũng như đã từng dựng nên chuyện Saddam Hussein của Iraq chế tạo vũ khí giết người hàng loạt.  Tất nhiên, trong cuộc sống và trong cung cách lãnh đạo đất nước, ông Kadhafi cũng bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt là chuyện tham quyền cố vị và gia đình trị. Nhưng Libya và ông Kadhafi có nhiều điều không như hệ thống tuyên truyền của Mỹ, EU rêu rao. Người ta đã vạch trần nhiều cảnh dân chúng biểu tình hoặc binh lính Kadhafi đàn áp dân chúng đều được dàn dựng ở Qatar. Và khôi hài cũng như rẻ tiền là cảnh dân Libya mà lại chống Kadhafi bằng cờ Ấn Độ! Rồi còn cả chuyện tay trùm  Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia thừa nhận là đã quay video ở nước ngoài thành cảnh ở Libya để… tuyên truyền.

Tình bạn của Sarkozy và Kadhafi đáng giá bao nhiêu? Khi Kadhafi thăm Pháp năm 2007, Sarkozy hy vọng ký được hợp đồng bán máy bay Rafale cho Libya trị giá 10 tỉ euro, nhưng rốt cuộc Kadhafi đã chọn Nga làm nhà cung cấp vũ khí.
Trong bài “Libya: Facts & Analysis” (Libya: Sự kiện & Phân tích) của Helen Shelestiuk, đăng trên mạng left.ru của Nga, tác giả này viết: “Khi được hỏi xem Kadhafi đã áp bức đồng bào mình như thế nào thì vị Đại sứ Nga tại Libya vừa bị bãi nhiệm là ông Vladimir Chamov, đã nói: Sao lại áp bức? Người Libya được hưởng tín dụng 20 năm không phải trả lãi để xây cất nhà, 1 lít xăng chỉ khoảng 14 cent, thức ăn cho dân nghèo thì miễn phí và họ có thể mua một chiếc jeep KIA Hàn Quốc mới toanh với giá 7.500USD”.
Sau khi cung cấp cho người đọc nhiều chi tiết giống với những điểm nêu trên, Helen Shelestiuk viết tiếp: “Kadhafi đã tích lũy hơn 143 tấn vàng. Ông còn hoạch định thành lập một khu vực không dùng đồng đôla mà dùng đồng dinar vàng để thanh toán giữa các nước. Lợi nhuận từ việc bán dầu mỏ được sử dụng cho phúc lợi của nhân dân và cho việc cải thiện điều kiện sinh hoạt. Rất nhiều tiền đã được dùng vào việc dẫn thủy nhập điền trên toàn quốc nhờ hệ thống thủy đạo ngầm (mà tiếng Anh gọi là GMR “Great Manmade River = Sông Nhân tạo Vĩ đại” – AC).
Do quy mô của nó mà hệ thống này được mệnh danh là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”. Nó cung cấp 5 triệu m3 nước mỗi ngày xuyên qua sa mạc và đã làm tăng đáng kể diện tích được tưới nước. 4.000km đường ống được chôn thật sâu để chống lại sức nóng. Với công trình này, Libya đã có khả năng xúc tiến một cuộc “cách mạng xanh” thực sự theo đúng nghĩa đen của từ ngữ; nó giúp giải quyết hàng loạt vấn đề về lương thực, thực phẩm của châu Phi. Và càng quan trọng hơn nữa, nó bảo đảm cho sự ổn định và sự độc lập về kinh tế (của châu Phi). Đã có lần Kadhafi nói hệ thống nước tưới này của Libya là một lời đáp hùng hồn cho Hoa Kỳ, kẻ vẫn cáo buộc là Libya ủng hộ khủng bố”.
Helen Shelestiuk cho hay: “Năm 2010, Kadhafi đã kiến nghị Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc điều tra về trường hợp Hoa Kỳ và NATO xâm lược Iraq và đưa ra xét xử những tội ác về vi phạm nhân quyền đó. Ông cũng đệ trình một dự thảo nghị quyết về trách nhiệm pháp lý của các nước thực dân trước kia và (những nước này phải) bồi thường thiệt hại vì trách nhiệm đó.
Tuyên truyền của phương Tây đã biến Muammar Kadhafi thành ma quỷ bằng cách mô tả ông như một tên bạo chúa bệnh hoạn và một kẻ thù khắc nghiệt đối với những nguyện vọng dân chủ của người Libya. Không đúng. Libya có những cơ chế về dân chủ và về quyền giám sát của nhân dân: Những hội đồng công dân được bầu chọn và những cộng đồng tự trị (công xã), không thông qua danh sách kiểu Xôviết, không có thói quan liêu vô bổ, mà với một trình độ sinh hoạt và an ninh xã hội cao của công dân. Đó là một kiểu xã hội về nhiều phương diện rất giống với chủ nghĩa cộng sản.
Có phải vì thế mà bộ ba Hoa Kỳ, EU và NATO tấn công Libya hay không?
Sau đây là câu trả lời của Sigizmund Mironin: “Đất nước Libya, mà người ta miêu tả là một nền độc tài quân sự, thực ra là nhà nước dân chủ. Năm 1977, tại đây, nền Jamahiriya, một nền dân chủ hình thức cao, đã được tuyên bố; với nó, các thiết chế truyền thống của chính phủ bị bãi bỏ và quyền lực trực tiếp thuộc về nhân dân thông qua các ủy ban và đại hội của họ.
Quốc gia được chia nhỏ thành nhiều cộng đồng, thực chất là những “tiểu quốc gia tự trị” trong một quốc gia, có thẩm quyền đối với địa hạt của mình, kể cả việc trợ cấp bằng ngân quỹ. Mới đây, Kadhafi còn phát biểu những ý tưởng dân chủ hơn: phân phối lợi tức từ ngân sách một cách trực tiếp và đồng đều đến công dân. Theo nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng Libya, những biện pháp đó sẽ phải có tác dụng loại trừ tệ tham nhũng và thói quan liêu”.
Chân dung nhà lãnh đạo Gadhafi
Sigizmund Mironin đã khẳng định như thế. Còn Maurice Gendre thì đặt câu hỏi: “Tại sao người dân Libya yêu mến Kadhafi?” và trả lời bằng cách cũng nêu lên những đặc điểm trên đây về đất nước Libya rồi kết luận: “Hiển nhiên là chẳng có gì lạ nếu các phương tiện truyền thông (đang giữ vai trò) thống trị không cung cấp cho công chúng bất cứ điều nào trong những dữ kiện đầy gợi ý về bản chất đích thực của chế độ ở Libya vì có khả năng những “người phẫn nộ” (từ dùng để chỉ những người biểu tình phản đối chính quyền – AC) khắp châu Âu sẽ đòi hỏi (ở chính phủ của mình) những tiến bộ xã hội kiểu Libya của Đại tá Kadhafi”.
Sự bưng bít đó không chỉ diễn ra trong phạm vi Hoa Kỳ, EU và NATO mà còn tác động đến công tác truyền thông của nhiều nước khác vì nhiều lý do: Tình nguyện “ăn theo”, thụ động nói theo vì không có những nguồn tin độc lập và (hoặc) trái ngược, hành nghề chỉ để hành nghề, v.v..
Nhưng có những nhà báo công minh hơn Medvedev. Radija Benaissa, chẳng hạn, đã viết trên InvestigAction ngày 22/8/2011: “Kadhafi là một tên bạo chúa khát máu, tôi từng tin như thế rồi tôi đã thay đổi ý kiến”. Và bà viết tiếp: “Tất cả những gì mà các phương tiện truyền thông của chúng ta (phương Tây – AC) đưa ra đều là dối trá. (…) Những cuộc thăm dò trong người dân cho thấy, ông Kadhafi nhận được ít nhất 90% người dân ủng hộ tại Tripoli và ít nhất là 70% trên toàn quốc”.
12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.