ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,687,566,636
Stories: 8,389,561
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 44
AMARTYA SEN, Lương tâm của kinh tế
Sunday, August 25, 2013 13:07
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

***
Amartya Sen, câu chuyện về nhà Nobel kinh tế của những người bần cùng, người
gần gũi với những lo âu cơ bản nhất của con người (cơm ăn, áo mặc, sự công
bằng, & lương tâm xã hội), và người tiếp cận vấn đề với cường độ trí thức
cực kỳ trung thực và siêu việt. ***



Đa số người ngoài ngành (và cả nhiều người trong ngành) thường nghĩ đến kinh tế như một khoa học
giúp hoạch định những chính sách để quản lý, để phát triển, để tăng trưởng, để
bình ổn. Những người có thiên kiến này sẽ ngạc nhiên khi đọc AMARTYA SEN, nhà
kinh tế gốc Ấn Độ, người được Ngân hàng Quốc gia Thụy Điển trao tặng giải NOBEL
KINH TẾ NĂM 1998. Ông là người châu Á đầu tiên được Nobel về ngành này.


Tuy đã đến tuyệt đỉnh
danh vọng, Sen được ngưỡng mộ không chỉ vì những phần thưởng cao quý, nhưng còn
vì kiến thức đa diện và quảng bác của ông, và vì LƯƠNG TRI CỦA ÔNG ĐỐI VỚI
NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI, không những của quê hương ông mà còn của cả những quốc gia
đang phát triển. Được trọng vọng trong xã hội trí thức cao nhất ở Tây phương
(ông giảng dạy ở Cambridge từ năm 1971, và cũng có nhiều năm ở Harvard), SEN
KHÔNG BAO GIỜ NGƯNG ƯU TƯ VỀ PHÚC LỢI CỦA NHỮNG NGƯỜI BẦN CÙNG. Là một nhà kinh
tế với kỹ năng toán logic vào hạng thượng thừa, ông cũng thấm nhuần triết học,
Tây lẫn Đông. Là người có những đóng góp nền tảng cho kinh tế học hiện đại, Sen
cũng hoài nghi về nhiều mặt của thứ kinh tế học này.


*

Từ nhỏ, Sen đã chứng
kiến cũng như trải nghiệm những tai họa khó tưởng tượng. Năm 1943, khi Sen vừa
lên mười, Bengal (quê ông, một tỉnh vùng đông bắc Ần Độ, nơi có mật độ dân số
thuộc hạng cao nhất thế giới) bị một nạn đói khủng khiếp. Năm 19 tuổi, ông bị
ung thư vòm miệng, và đã điều trị bằng xạ trị (rất thô sơ lúc ấy ở Ấn Độ) vô
cùng đau đớn. (Hậu quả giai đoạn xạ trị này vẫn còn đến ngày nay: xương Sen bị
dễ gãy, răng cỏ của ông đều hư). Như Sen kể lại sau này, chính sự đau đớn ấy đã
cho ông mối đồng cảm sâu xa với những người cùng khổ. Ung thư làm ông cảm thấy
bị ô nhiểm, loại ra ngoài xã hội, bất lực. Trước khi bị bệnh, những gì ông
chứng kiến chung quanh đã làm ông kinh hoàng, nhưng dù sao vẫn là xảy ra cho
“kẻ khác”. Chính ung thư của ông đã khiến Sen đồng cảm trọn đời với những người
thấp cổ bé miệng, bị thiếu thốn, bệnh tật, đớn đau.


Nhưng cũng nhờ vượt
qua được cơn bệnh hiểm nghèo ấy mà Sen đặt cho mình những mục tiêu mới. Trở lại
trường, ông là một sinh viên ưu tú hàng đầu, đoạt tất cả mọi giải thưởng cao
quý nhất, và được học bổng sang đại học Cambridge danh giá tột bực nước Anh.


*


Những năm đầu trong sự
nghiệp, vào thập kỷ 1960, Sen chuyên về kinh tế học phát triển và có nhiều đóng
góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá của Ấn Độ. Quyển sách đầu tay của
Sen (Sự chọn lựa kỹ thuật, 1960) chỉ trích thể chế kế hoạch của Ấn Độ lúc ấy.
Ông nhấn mạnh rằng có những định luật kinh tế bất biến mà mọi quốc gia đều phải
tuân theo. Không kế hoạch nào, dù khôn khéo đến đâu, có thể đi ngược những định
luật ấy.


Nhưng sau đó thì Sen
bắt đầu suy nghĩ về những vấn để căn bản hơn. Khi tìm hiểu về NẠN ĐÓI Ở BENGAL
(mà số người chết có thể đến 4 triệu), ông khám phá một điều bất ngờ: Nạn đói
ấy không phải vì mùa màng thất bát như vẫn tưởng nhưng VÌ CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ lúc
ấy! Đúng là người ta chết vì không có thực phẩm, nhưng họ không có thực phẩm
chẳng phải vì cả nước không đủ thực phẩm cho mọi người, nhưng vì họ thất
nghiệp, không có tiền mua (thêm vào đó là tình trạng lạm phát). Điều hệ trọng
nhất là họ không có cách gì kêu ca được vì không ai đại diện cho họ, mà báo chí
cũng thiếu tự do, do đó nhà nước không bị một áp lực nào để lo cho những người
cùng khổ, thấp cổ bé miệng, ấy. Để kiểm chứng giả thuyết của mình, Sen tìm hiểu
nguyên nhân nạn đói ở những nước khác, nhất là ở châu Phi, thì hầu hết cũng là
vì XÃ HỘI THIẾU DÂN CHỦ: thực phẩm không thiếu cho toàn xã hội, nhưng chính sự
phân bố bất bình đẳng đã khiến hàng triệu người chết đói.


Sen là một trong những
kinh tế gia tiên phong chỉ trích quan niệm phổ thông là có thể dùng GDP đầu
người để đo lường phúc lợi xã hội. Sen viện dẫn những lý luận triết học từ
Aristotle cỗ xưa, qua Hayek, và Rawls hiện đại để khẳng định rằng THƯỚC ĐO CỦA
MỘT “XÃ HỘI TỐT” LÀ TỰ DO, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ SỰ THỊNH VƯỢNG VẬT CHẤT. Chính xác
hơn, sự phồn vinh vật chất chỉ là điều đáng mong muốn như một phương tiện thực
hiện tự do cho con người (căn bản nhất là tự do khỏi đói khát, bệnh tật). Sen
khẳng định: tự do vừa là mục tiêu tối hậu, vừa là thành tố để phát triển kinh
tế. Theo ông, những mục tiêu mà các nhà kinh tế thường cho là tối hậu: tăng
trưởng kinh tế, tiến bộ công nghệ, ngay cả hiện đại hoá, phải được đánh giá bởi
mức độ đóng góp của chúng vào tự do của con người.


*


Từ đầu thập niên 1970,
Sen quay sang một hướng nghiên cứu mới, về lý thuyết phúc lợi xã hội, một ngành
trong kinh tế học cực kỳ trừu tượng và lý thuyết. Chính trong lĩnh vực này mà
Sen để lại dấu ấn khó phai.


Đặc điểm của LÝ THUYẾT
TỔNG QUÁT VỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỦA SEN là sự kết hợp quan tâm truyền thống của kinh
tế học đối với mức sống vật chất và quan tâm truyền thống của triết học đối với
tự do cá nhân và sự công bằng.


Nên nhắc lại rằng vào
hai thập kỷ 1930-1940, những người theo chủ nghĩa tự do (libertarian) ở phương
Tây thường quan ngại rằng phương Tây sẽ bỏ những cam kết theo đuổi chủ nghĩa tự
do chính trị để theo đuổi an toàn kinh tế. Kế thừa truyền thống này, Sen lo
ngại rằng, ở thế hệ tiếp theo, Ấn Độ và các nước đang phát triển đã hi sinh dân
chủ để có được tăng trưởng kinh tế. Từ những nhận xét ấy, Sen đặt ra câu hỏi
thật căn bản: Làm thế nào để giải quyết những xung khắc giữa những hành động xã
hội (social action), chẳng hạn như để phát triển kinh tế, và giá trị cá nhân
(individual rights) mà những người theo chủ nghĩa tự do cho là độc tôn.


Sen nêu ra BA CÂU HỎI.
Thứ nhất, chọn lựa của một xã hội có phản ảnh sự chọn lựa của những cá nhân
trong xã hội ấy không? Thứ hai, quyền tự do cá nhân có thể dung hoà với phúc
lợi kinh tế không? Và thứ ba, lấy gì để làm thước đo mức độ công bằng của một
xã hội? Đây là những câu hỏi cực kỳ “hóc búa” chứ không dễ như nhiều người
tưởng, nhất là khi lời giải đáp phải thoả mãn một số định đề logic tối thiểu.


Vào đầu những năm
1960, khi Sen đi tìm giải đáp cho những câu hỏi ấy thì có hai luồng tư tưởng,
dù khác nhau nhưng đều cho rằng sự xung khắc ấy không thể dung hoà được. Một
trường phái, mà lãnh tụ là nhà kinh tế Friedrich Hayek, thì cho rằng không thể
tin vào nhà nước, vì nhà nước sẽ bị một nhóm chuyên viên khuynh đảo, áp đặt ý
muốn của họ lên ý muốn của những cá nhân khác trong xã hội. Bằng cách thay thế
ý muốn của cá nhân bằng ý muốn của xã hội (như xác định bởi những chuyên viên
này), nhà nước tước đoạt sự tự do cá nhân.


Luồng tư tưởng thứ hai
đến từ một nguồn khá bất ngờ, qua tác phẩm cực kỳ thời thượng của nhà kinh tế
Kenneth Arrow (cuốn “Chọn lựa xã hội và giá trị cá nhân”, 1963). Dùng những
mệnh đề logic chặt chẽ, Arrow chứng minh (“định luật Arrow”) rằng không thể có
một hệ thống bỏ phiếu nào có thể đưa đến một chọn lựa dân chủ. Viện dẫn “định
luật Arrow”, nhiều người đã cho rằng đó là một lý do của chế độ độc tài.


Vì lôgic của Arrow
không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm, Sen phản biện Arrow trên chính sân chơi
của Arrow: hoàn toàn trên phạm trù lôgic. Sen vạch ra rằng một trong những tiền
đề của Arrow – rằng không thể so sánh phúc lợi của người này với người kia – là
thiếu căn bản và không cần thiết, và nếu loại bỏ tiền đề này thì “định luật
không thể” của Arrow trở thành “có thể”, nghĩa là qua bỏ phiếu, có thể tổng hợp
những giá trị cá nhân thành một quyết định duy nhất của cộng dồng. Nói khác đi,
có cách bỏ phiếu để đưa đến những quyết định được sự đồng thuận của toàn xã
12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.