Một nghiên cứu mới vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến bầu khí quyển Mặt Trời nóng hơn rất nhiều, gấp 300 lần, so với nhiệt độ bề mặt Mặt Trời, là do các cơn lốc xoáy của các lớp nhiệt bên ngoài Mặt Trời.
Nghiên cứu này đã được nhóm nhà khoa học quốc tế thực hiện dựa trên so sánh hình ảnh Mặt trời từ Kính viễn vọng năng lượng Mặt trời của Thụy Điển với Đài quan sát Năng lượng Mặt trời của Nasa. Theo đó, họ đã xác định được lớp khí quyển của Mặt trời hay còn gọi là cực quyển (sắc quyển) bị kẹp giữa hai lớp. Còn các cơn lốc xoáy năng lượng Mặt trời thì trải dài qua lớp của Mặt trời.
Sơ đồ các lớp khí quyển và sự vận chuyển năng
lượng nhiệt của các cơn lốc xoáy từ trường.
Theo ước tính của nghiên cứu cứ mỗi 1 giờ khác nhau, có tới 14 cơn lốc xoáy năng lượng Mặt trời xảy ra. Qua sử dụng công nghệ mô phỏng ba chiều, nhóm nghiên cứu tìm thấy các cơn lốc xoáy có thể đóng vai trò quan trọng đối với việc làm tăng nhiệt lớp khí quyển bên ngoài Mặt Trời.
Không giống như các cơn lốc xoáy trên Trái Đất, lốc xoáy trên Mặt trời là sự kết hợp của khí nóng chảy và các đường từ trường lộn xộn, sẽ tạo ra các phản ứng hạt nhân trong lõi Mặt trời. Đối với bề mặt Mặt trời nó sẽ được làm mát bằng các hạt plasma. Tuy nhiên các đường từ trường sẽ tiếp tục xoáy căng về phía các sắc quyển. Trong khi các khí nóng ở bề mặt Mặt trời theo chuyển động của từ trường sẽ chuyền nhiệt nóng thành vòng xoắn ốc tạo ra các cơn lốc xoáy với tốc độ cực lớn, hàng ngàn km mỗi giờ và một bán kính rộng từ 1,500-5,550km.
Sau khi quan sát Mặt trời, nhóm nghiên cứu đã dựng lên mô hình trên máy tính trong đó họ cố gắng xác định lượng nhiệt đã được chuyển qua các cơn lốc xoáy. Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận rằng, chính lốc xoáy năng lượng Mặt trời làm các lớp bên ngoài Mặt trời nóng như vậy. Tất nhiên, đây cũng có thể chỉ là một trong nhiều quá trình khác nhau cung cấp nhiệt vào vầng hòa quang của Mặt trời.
Nghiên cứu trên đã được công bố trên Tạp chí Nature số ra ngày 27/6/2012.
(Theo Đất Việt)