Tốt nghiệp đại học nhưng không ít tân cử nhân, kỹ sư vẫn gian nan trên đường tìm việc hoặc tìm được việc làm nhưng không theo đúng chuyên ngành đã học.
Sau bốn năm dùi mài kinh sử trên giảng đường, nhưng ra trường đã được 5 tháng Nguyễn Thị Yến, Thanh Oai, Hà Nội vẫn phải chật vật tìm việc làm. Hàng chục hồ sơ “rải” khắp Hà Nội cùng rất nhiều đơn xin việc qua e-mail nhưng đến nay vẫn chịu cảnh… thất nghiệp. Tất cả chi phí sinh hoạt, thuê trọ tìm việc vẫn do bố mẹ chu cấp như “thủa sinh viên”.
Theo lời Yến, một phần là do cô đã chọn “ngành hẹp” vì thế từ ngày ra trường, đến công ty nào cô cũng nhận được những cái lắc đầu. Yến ngán ngẩm kể: “Cầm tấm bằng cử nhân khoa Sáng tác và lí luận phê bình văn học mà hiện giờ em phải đi bán quần áo để phụ bố mẹ lấy tiền xin việc. Nhiều lúc chán nản chỉ muốn về quê tìm đại một công việc gì đó cho xong, nhưng ngẫm đi ngẫm lại bố mẹ đã vất vả chu cấp cho mình ăn học, mong muốn tìm được một công việc tốt lại thôi…”.
![]() |
Không “dính” ngành hẹp như Yến, nhưng Nguyễn Thu Ngân, cử nhân báo chí, ngành học không khó kiếm “đầu ra” nhưng hơn 1 năm nay Ngân vẫn phải long đong tìm việc. Ngân cũng đã được nhận thử việc ở 4, 5 tòa soạn khác nhau nhưng đều không thể trở thành nhân viên chính thức.
Ngân tâm sự, kể từ khi bắt đầu đi làm cô mới nhận thấy sự “vênh” giữa kiến thức được học và thực tế công việc khi ra trường khác nhau rất nhiều. Điều này khiến Ngân và nhiều bạn học cùng lớp không khỏi bỡ ngỡ. “Nhiều bạn trong lớp em khi mới đi làm được giao viết một cái tin cũng phải sửa đến 5, 7 lần mới xong. Trong khi đó, đa phần các tòa soạn có nhu cầu tuyển những người làm được việc.…”, Ngân thở dài.
Sinh viên khó tìm việc do “vênh” kiến thức thực tế
Nhận định về tình trạng này, bà Phạm Thị Hà, Giám đốc điều hành Bách Khoa Aptech thừa nhận, chính sự “vênh” giữa đòi hỏi thực tế với kiến thức sinh viên thu nhận được trên giảng đường chính là lý do để số lượng sinh viên thất nghiệp nhiều và dàn trải như hiện nay.
“Vì thế, là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, chúng tôi đã ấp ủ ý tưởng thiết kế những khoá học vừa học vừa làm cho các sinh viên của mình. Với chương trình này chúng tôi mong rằng có thể tạo nên uy tín cho chất lượng đào tạo vừa là cơ hội cho sinh viên thử nghiệm năng lực của mình”, bà Hà chia sẻ.
Bà Hà cho biết, hiện tại, trung tâm Bachkhoa – Aptech đang triển khai khóa học Lập trình viên Quốc tế ACCP đảm bảo 100 % sinh viên đăng ký học trong thời gian từ ngày 20/10/2010 đến ngày 30/11/2010 sẽ được ký cam kết tham gia các dự án phần mềm và làm việc tại Trung tâm công nghệ Phần mềm Bkap – HTC (trực thuộc BachkhoaAptech), và Ban Tuyển sinh và hướng nghiệp ngay trong quá trình học với mức lương từ 1.000.000VNĐ – 3.000.000VNĐ/tháng.
Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, các sinh viên đều có cơ hội được ký hợp đồng trở thành nhân viên chính thức của Bachkhoa – Aptech và Trung tâm Công nghệ phần mềm BKAP – HTC với mức lương tới hơn 1000USD.
![]() |
” Tuy nhiên, tôi cho rằng, điều quan trong hơn hết mỗi sinh viên hãy chủ động trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết. Cơ hội là do mình tạo ra, phải tự đi tìm thứ mình cần thay vì chờ đợi người khác mang đến”, bà Hà khuyên.
Yên Lê
(Theo Bưu Điện Việt Nam)